Siết an toàn du lịch

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Vụ chìm ca nô chở khách du lịch làm nhiều người chết ở Quảng Nam chính là lời cảnh tỉnh về vấn đề an toàn trong du lịch bằng đường thủy, cũng như cảnh báo an toàn du lịch nói chung trong bối cảnh chuẩn bị mở cửa lại du lịch.

Kiên Giang siết quản lý

Ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội du lịch tỉnh Kiên Giang cho biết: “Sự cố chìm ca nô ở Quảng Nam làm nhiều người chết là điều không ai mong muốn. Đối với ngành du lịch Kiên Giang, thời gian qua chưa từng xảy ra trường hợp như thế. Tuy nhiên, khách du lịch đến với Phú Quốc đang tăng mạnh, do đó các cơ quan có thẩm quyền nên tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường thủy để tránh sự cố đáng tiếc”.

Ông Lê Việt Bắc, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Kiên Giang nói, địa phương có số lượng tàu hoạt động vận tải hành khách từ bờ ra các đảo lớn nhất cả nước. Hằng năm, Sở GTVT phối hợp với Cảng vụ Hàng hải, Biên Phòng Kiên Giang tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy. Trong đó, địa phương tập trung kiểm tra tại các đầu bến, các địa bàn phức tạp về hoạt động vận tải hành khách, kiên quyết đình chỉ hoạt động và không cho xuất bến đối với các phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn như chở quá số người quy định, thiếu các trang thiết bị an toàn và không có danh sách hành khách theo quy định hoặc khi điều kiện thời tiết không bảo đảm.

“Kiên Giang có tuyến vận tải đường biển, thủy nội địa. Để siết chặt quy định về an toàn giao thông, các cơ quan chức năng luôn bắt buộc hành khách phải mặc áo phao trước khi lên tàu và tuyệt đối phải bảo đảm chở đúng số lượng người quy định. Nếu như kiểm tra mà các chủ phương tiện không chấp hành, cơ quan chức năng sẽ tiến hành lập biên bản, xử phạt nghiêm đúng theo quy định. Chính vì thế, từ trước đến nay, địa phương chưa từng có trường hợp, hay sự cố đáng tiếc nào xảy ra về giao thông đường thủy”, ông Bắc thông tin.

Ông Phạm Hà, CEO Lux Group-có nhiều năm kinh nghiệm về đón khách nghỉ dưỡng đêm trên vịnh Hạ Long, Lan Hạ, Nha Trang- nhận định, tai nạn ở Quảng Nam là điều hết sức đáng tiếc đối với ngành du lịch. Việc khởi động trở lại du lịch có thể còn nhiều lỗi kỹ thuật. Đây là bài học để những người làm du lịch quan tâm hơn tới chất lượng phục vụ, chất lượng nhân lực du lịch. Mỗi đơn vị kinh doanh cần xem lại về phương tiện, các quy trình đăng kiểm, quy định đảm bảo an toàn trên biển.

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch nêu quan điểm, tai nạn ở Quảng Nam là lời cảnh tỉnh mà các doanh nghiệp du lịch, nhà quản lý đều phải suy nghĩ và tìm cách khắc phục.

Bảo Hân

Giám đốc Sở GTVT Kiên Giang cho biết thêm, Sở cũng yêu cầu các chủ doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện sau thời gian dài không hoạt động do dịch COVID-19 trước khi đưa vào sử dụng; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, kiến thức về cách xử lý tình huống, công tác cứu nạn, cứu hộ khi sự cố bất ngờ xảy ra.

“Để mắt” tới du lịch thể thao mạo hiểm

Sau thời gian dài giãn cách xã hội, du khách tấp nập đổ về Đà Lạt tham quan, nghỉ dưỡng để tận hưởng không khí mát lạnh, chiêm ngắm cảnh quan thơ mộng hữu tình. Hiếm nơi nào như Đà Lạt, có thể tổ chức hầu hết các loại hình du lịch mạo hiểm có ở Việt Nam. Do đó, nhiều bạn trẻ tìm đến nơi này để trải nghiệm, thách thức bản thân, khám phá chính mình… Chưa bao giờ nhu cầu đi du lịch trải nghiệm thịnh hành như lúc này.

Bộ Văn hóa đã cảnh báo

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đoàn Văn Việt vừa ký Văn bản số 597 ngày 25/2 gửi các địa phương về chủ động các phương án chuẩn bị mở cửa lại hoạt động du lịch.

Bộ đề nghị các sở quản lý du lịch: Chỉ đạo, hướng dẫn các khu, các điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn cần chủ động xây dựng kế hoạch mở cửa; tự kiểm tra, rà soát chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ, đầu tư cải thiện, nâng cấp các khu vực xuống cấp, tăng cường mở rộng hạ tầng kỹ thuật phục vụ khách, đáp ứng yêu cầu theo các điều kiện và tiêu chuẩn hiện hành.

Nguyên Khánh

Tận dụng lợi thế núi đồi trùng điệp, sông suối hiểm trở, thác nước hùng vĩ, vách núi cheo leo, Lâm Đồng chào bán rất nhiều tua du lịch mạo hiểm như trekking, canyoning, đu dây vượt thác, hành trình trên cao (high rope course), zipline cùng hệ thống máng trượt, chèo thuyền kayak/sub trên mặt nước. Một số công ty lữ hành ở trời Tây đã tìm đến Đà Lạt liên kết tổ chức tua dù lượn…

Siết an toàn du lịch - 1

Ngành chức năng Lâm Đồng phát hiện, xử lý vụ tổ chức du lịch chui ở suối Vàng

Trước kia, du lịch mạo hiểm dường như mạnh ai nấy làm nên phát sinh những hậu quả khôn lường. Từng xảy ra vụ 3 du khách người Anh tử nạn khi đang trượt thác tại Datanla; 1 du khách Ba Lan và 1 hướng dẫn viên người Việt tử vong tại thác Hang cọp; một số vụ tai nạn chết người ở thác Pongour và cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam là Tà Năng-Phan Dũng.

Các chuyên gia du lịch ở Lâm Đồng cho rằng những năm gần đây chính quyền và ban ngành chức năng đã xây dựng được khung pháp lý để điều chỉnh nên việc tổ chức các tua du lịch mạo hiểm đã bài bản và an toàn hơn. Tuy nhiên, dịch COVID - 19 đã khiến nhiều khu điểm du lịch, đơn vị lữ hành phải tạm ngưng hoạt động trong thời gian dài nên ở một số nơi, cơ sở vật chất, trang thiết bị xuống cấp, hư hỏng. Trong tình hình đó, cần phải tu sửa cơ sở hạ tầng (cầu, đường…); bảo trì máy móc, thiết bị (dây cáp, máng trượt, xe điện, xe trượt…).

Ông Nguyễn Viết Vân, Giám đốc Sở VHTTDL Lâm Đồng cho biết, Sở đang làm văn bản nhắc nhở các địa phương, đơn vị rà soát lại cơ sở vật chất, trang thiết bị; đồng thời tập huấn kỹ năng cho lực lượng bảo vệ, cứu hộ cứu nạn ở các khu, điểm du lịch.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nhật Huy - Kim Anh (Báo Tiền Phong)

CLIP HOT