Quảng Ninh tham vấn ý kiến chuyên cho đề án phát triển du lịch

Tại hội nghị, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà làm chính sách và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường đã có nhiều ý kiến đóng góp để xây dựng Đề án Phát triển du lịch Quảng Ninh trở thành trung tâm kết nối khu vực và quốc tế.

Ngày 23/1, tại thành phố Hạ Long diễn ra Hội nghị tham vấn cho Đề án phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế. Tham dự hội nghị có hơn 100 đại biểu là các chuyên gia, diễn giả về du lịch, văn hoá, các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng và phụ cận, các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

quang ninh tham van y kien chuyen cho de an phat trien du lich - 1

Quang cảnh hội nghị

Hội nghị được tổ chức dưới sự điều hành của ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục du lịch Quốc gia Việt Nam; bà Nguyễn Huyền Anh, Phó giám đốc phụ trách Sở du lịch Quảng Ninh; ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển du lịch.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nhận định, về cơ bản, Đề án đã khẳng định được vai trò, vị trí của tỉnh Quảng Ninh, tiềm năng lợi thế và các điều kiện tiên quyết để trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế.

Đề án cần bám vào quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh, của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức sắc nét hơn; các giải pháp cần cụ thể hơn, để mang lại tính khả thi cao; Phải xác định được nguồn lực, cơ chế ưu tiên.

quang ninh tham van y kien chuyen cho de an phat trien du lich - 2

Phó Cục trưởng Cục du lịch Quốc gia Việt Nam đánh giá cao tính thực tế của Đề án phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế

Ông Hà Văn Siêu đề nghị Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp cùng với Viện Nghiên cứu phát triển du lịch để hoàn thiện đề án trình UBND tỉnh phê duyệt. Ông Siêu cũng đề xuất UBND tỉnh Quảng Ninh quyết liệt thực hiện để đạt được mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới.

5 nhiệm vụ và 12 nhóm giải pháp trọng tâm đưa du lịch Quảng Ninh phát triển

Tại hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch là đơn vị tư vấn xây dựng Đề án đã trình bày tóm tắt Đề án với những đánh giá toàn diện về tiềm năng, hiện trạng của du lịch Quảng Ninh hiện nay, định hướng và những giải pháp phát triển du lịch Quảng Ninh trở thành trung tâm kết nối khu vực và quốc tế.

quang ninh tham van y kien chuyen cho de an phat trien du lich - 3

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch trình bày 12 điều kiện để Quảng Ninh trở thành điểm đến trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế.

Đề án có mục tiêu đưa ra là xác định được định hướng quan trọng, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá nhằm xây dựng Quảng Ninh trở thành điểm đến du lịch hàng đầu cả nước, là trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế có thương hiệu mạnh trên toàn cầu; phân phối, trung chuyển khách du lịch; quản lý và dịch vụ tại các điểm đến…

Để trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế, Quảng Ninh có những điểm mạnh về vị trí địa lý, địa chính trị và đối ngoại quan trọng; có tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc, có giá trị nổi bật; hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại và đang phát triển vượt trội; môi trường điểm đến an toàn, an ninh, trật tự và vệ sinh. Bên cạnh đó, du lịch Quảng Ninh còn một số điểm yếu về sản phẩm du lịch, vai trò kết nối khu vực và quốc tế, chất lượng tăng trưởng du lịch và nguồn nhân lực chất lượng cao…

Báo cáo Đề án đã nghiên cứu các điều kiện về trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế; đánh giá thực trạng và khả năng đáp ứng các điều kiện; đề xuất các định hướng; giải pháp để xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Đề án đưa ra 12 điều kiện cần thiết, 5 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp cần thực hiện để Quảng Ninh có thể trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế. Các giải pháp gồm: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi chính sách; ưu tiên đẩy mạnh thu hút đầu tư du lịch; liên kết hợp tác phát triển du lịch; phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá điểm đến và marketing toàn diện; xây dựng, định vị thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến; nâng cao sức chứa và khả năng phục vụ khách du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp; tạo dựng môi trường điểm đến văn minh, đồng bộ; giải pháp chuyển đổi số để đẩy nhanh tốc độ đáp ứng điều kiện; bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường và phát triển bền vững; thích ứng linh hoạt, an toàn của ngành du lịch.

Tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo Đề án dự kiến khoảng 432.825 tỷ đồng (giai đoạn 2024 - 2030). Trong đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng 20.370 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa, tư nhân khoảng 412.455 tỷ đồng. Đề xuất lộ trình phát triển theo 2 giai đoạn: 2024-2030 và 2031-2045.

Nhiều cơ hội, thách thức để Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế

Theo đề án, Quảng Ninh về cơ bản đã đáp ứng được một phần của trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế. Trong đó, có hai điều kiện đã đáp ứng được là về vị trí địa lý, địa kinh tế, chính trị, đối ngoại thuận lợi cho việc kết nối khu vực và quốc tế; Môi trường chính trị - xã hội, an ninh đảm bảo an toàn cho khách du lịch và người dân địa phương; Ba điều kiện cơ bản đáp ứng được là điều kiện giao thông phát triển hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng kết nối giao thông đến nhiều điểm đến quốc tế, đặc biệt là kết nối hàng không; Đóng góp của du lịch vào GRDP chiếm tối thiểu 10%; Bảo vệ môi trường tự nhiên gắn với phát triển bền vững kinh tế xã hội. Sáu điều kiện về cơ chế chính sách, phạm vi, mức độ ảnh hưởng của Trung tâm Du lịch kết nối khu vực và quốc tế và các khu vực khác trên thế giới), điểm đến, hạ tầng lưu trú… chỉ đáp ứng một phần và Đối với yêu cầu Quảng Ninh là nơi gặp gỡ, gửi khách của các thương hiệu du lịch lớn trên thế giới, các công ty đa quốc gia về du lịch hoặc có liên quan đến du lịch chưa đáp ứng được để phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối với thế giới chưa đáp ứng được.

quang ninh tham van y kien chuyen cho de an phat trien du lich - 4

Bà Nguyễn Huyền Anh, Phó giám đốc phụ trách Sở Du lịch Quảng Ninh phát biểu ghi nhận đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp trong việc xây dựng đề án.

Tham luận tại Hội nghị, các đại biểu cơ bản thống nhất với Đề án và tập trung làm rõ các điều kiện thuận lợi, những khó khăn, thách thức, tính khả thi của Đề án, từ đó thảo luận về cách thức để hiện thực hóa Đề án.

Cùng với đó, các đại biểu, chuyên gia cho rằng để Quảng Ninh trở thanh trung tâm du lịch kết nối với Khu vực và Thế giới thì cần phải quan tâm nhiều hơn đến công tác bảo vệ môi trường, rác thải, nước thải, an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo tồn đa dạng sinh học khu vực di sản cũng cần quan tâm để duy trì giá trị tài nguyên du lịch, gắn khai thác dược liệu biển phục vụ phát triển du lịch. Các đại biểu cũng chỉ ra Quảng Ninh còn thiếu các dịch vụ chất lượng cao, chưa phát huy được hết các lợi thế về hạ tầng, điển hình như sân bay Vân Đồn. Bên cạnh phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cảnh quan, di sản; cũng nên quan tâm phát triển du lịch công nghiệp; nhân rộng các cửa hàng bán hàng miễn thuế cho du khách; cần có một thông điệp chung để thu hút khách du lịch và để khách du lịch luôn nhớ tới.

quang ninh tham van y kien chuyen cho de an phat trien du lich - 5

Hội nghị nhận được sự đóng góp ý kiến của đại biểu về nhiều nội dung.

Đồng thời các chuyên gia cho rằng Đề án cần làm rõ hơn nữa các điểm nghẽn để tìm ra các giải pháp tháo gỡ, bên cạnh đó phải phân kỳ thực hiện các vấn đề được Đề án đề cập, xây dựng nơi đây trở thành điểm đến làm tiền đề tiến lên trung tâm kết nối.

Cần nâng cao sự liên kết nội vùng, ngoại vùng để tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch bổ trợ cho nhau, như du lịch vùng tam giác rồng Hạ Long (Quảng Ninh)- Hoàng Long (Ninh Bình) – Thăng Long (Hà Nội). Ngoài ra cần quan tâm đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch, nhất là đào ngoại ngữ. Định vị du lịch Quảng Ninh với thế giới bằng di sản Vịnh Hạ Long và danh thắng Yên tử; có chương trình maketting tổng thể…

Những ý kiến tại hội nghị sẽ được Sở Du lịch tổng hợp lại, hoàn thiện Đề án báo cáo tỉnh phê duyệt làm căn cứ để triển khai thực hiện.

Năm 2023, ngành du lịch Quảng Ninh đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra với các chỉ tiêu: Tổng khách du lịch ước đạt 15.560.000 lượt (đạt 134% so với cùng kỳ), trong đó khách quốc tế ước đạt 2.150.000 lượt. Tổng thu du lịch ước đạt 33.610 tỷ đồng (đạt 149% so với cùng kỳ).

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đoàn Chi

CLIP HOT