Quảng bá văn hóa các dân tộc miền Trung đến bạn bè quốc tế

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Lần đầu tiên hơn 1.000 nghệ nhân, nghệ sị, diễn viên đồng diễn ở phố biển Quy Nhơn (Bình Định) giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền Trung đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Tối 8/9, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV - năm 2023 với chủ đề: Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển.

Quảng bá văn hóa các dân tộc miền Trung đến bạn bè quốc tế - 1

Trải qua thăng trầnm lịch sử của dân tộc, dải đất miền Trung được xem là nơi hội tụ, chuyển tiếp và kết tinh nhiều giá trị văn hóa. Cộng đồng các dân tộc miền Trung đã góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu với bề dày hơn 2.000 năm, trong đó tiêu biểu là  nền văn hóa Sa Huỳnh và nền văn minh Champa. Qúa trình hình thành, phát triển, ở các tỉnh miền Trung đã hình thành kho tàng văn hóa phong phú của nhiều tộc người như: Thái, Mường, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Bana, Gia Rai, Giẻ Triêng, Cor, Xê Đăng, M’nông, Chăm... gắn liền với quá trình khai thiên lập địa, thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa con người với thiên nhiên, ước mơ cũng như khát vọng của con người về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Hiện nay khu vực miền Trung có 5 di sản văn hóa được công nhận, gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Thành Nhà Hồ và hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là Nhã nhạc Cung đình Huế và Nghệ thuật Bài chòi.

Quảng bá văn hóa các dân tộc miền Trung đến bạn bè quốc tế - 2

Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu trong đêm khai mạc. 

Tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, nhấn mạnh nhận thức sâu sắc vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước. Những năm qua, Bộ đã phối hợp với các tỉnh, thành phố  triển khai nhiều hoạt động, chương trình nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, đặc biệt là những tinh hoa của cộng đồng dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử.

"Tôi tin rằng, những thành tựu về văn hóa được tạo dựng qua nhiều thế hệ sẽ được nối tiếp, vun đắp và tô đậm hơn theo thời gian. Điều này minh chứng hùng hồn cho tinh thần đoàn kết, ý chí bất khuất và khát vọng vươn lên của đồng bào các dân tộc nơi đây. Ngày hội là dịp tôn vinh và quảng bá các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc miền Trung tới người dân, du khách quốc tế, góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, tạo đà cho phát triển kinh tế- xã hội các địa phương",  ông Hùng nói. 

Quảng bá văn hóa các dân tộc miền Trung đến bạn bè quốc tế - 3

Điểm nhấn của lễ khai mạc Ngày hội là chương trình nghệ thuật, với chủ đề “Miền Trung lung linh sắc màu hội tụ”. Chương trình có ba chương, gồm: Bình Định - huyền thoại ngàn năm; Sắc màu văn hóa các dân tộc miền Trung; Miền Trung hội nhập và phát triển cùng đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Các tiết mục đậm đà bản sắc truyền thống giúp người xem cảm nhận rõ nét đời sống, sinh hoạt, văn hóa của đồng bào các dân tộc anh em qua những lát cắt tái hiện bằng âm nhạc, vũ đạo, lời ca, tiếng hát…

Cùng với đó là những hình thức nghệ thuật diễn xướng mang tính cộng đồng, kết hợp với chủ đề tri ân người có công với dân, với nước để trở thành một chương trình nghệ thuật mang đậm dấu ấn tình cảm đặc biệt. Đặc biệt, các diễn viên trong trang phục truyền thống của dân tộc mình - Tày, Khmer, Bana, Chăm, H’re, Lô Lô, Dao, H’mông, C’ho, Chu Ru, Mường, Thái, Vân Kiều, Cơ Tu... tạo nên không gian văn hóa độc đáo, đa sắc màu.

Các màn trình diễn nghệ thuật mang tính tổng hợp, chương trình đã giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc miền Trung tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Minh Thu

CLIP HOT