Khánh thành chùa Cầu ở phố cổ Hội An sau 19 tháng đóng cửa trùng tu

Sau hơn 19 tháng đóng cửa trùng tu, di tích chùa Cầu được khánh thành, mở cửa trở lại phục vụ du khách trong nước và quốc tế.

Chiều 3/8, UBND TP Hội An (Quảng Nam) tổ chức lễ khánh thành dự án Tu bổ di tích chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) trong chuỗi sự kiện “Giao lưu Văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 20, năm 2024” thắm tình hữu nghị.

khanh thanh chua cau o pho co hoi an sau 19 thang dong cua trung tu - 1

khanh thanh chua cau o pho co hoi an sau 19 thang dong cua trung tu - 2

khanh thanh chua cau o pho co hoi an sau 19 thang dong cua trung tu - 3

Chùa Cầu tọa lạc bên bờ sông Hoài, phố cổ Hội An (Quảng Nam), nơi từng là thương cảng sầm uất, nơi diễn ra hoạt động giao thương nhộn nhịp bậc nhất trong khu vực. Hiện đây là đô thị cổ sở hữu vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính, là điểm dừng chân của nhiều du khách trong và ngoài nước. Chùa Cầu Hội An hay còn được biết đến với tên gọi Lai Viễn Kiều, là một trong những công trình kiến trúc hiếm hoi của người Nhật Bản còn sót lại tại TP Hội An.

Chùa Cầu bắc qua con lạch nhỏ trong phố cổ Hội An, được các thương nhân Nhật Bản góp tiền xây dựng từ 400 năm trước. Kiến trúc cầu là sự hội tụ, kết hợp các giá trị văn hóa nội sinh và ngoại nhập, phương Đông - phương Tây, là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở Việt Nam và hiếm thấy trên thế giới.

Năm 1990, Chùa Cầu được cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đây là biểu tượng của khu phố cổ Hội An và đã qua bảy lần trùng tu. Tuy nhiên, do tọa lạc trong khu vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, chịu tác động của mưa lũ nên công trình nhanh xuống cấp.

Từ năm 2020, trải qua nhiều đợt bão lụt, cơ quan chức năng phải dùng nhiều xà gỗ chống đỡ. Dự án tu bổ di tích chùa Cầu do UBND TP Hội An làm chủ đầu tư, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An quản lý thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng

Theo lãnh đạo Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản Hội An, dự án tu bổ di tích chùa Cầu tuân thủ hình dáng của kiến trúc, cấu trúc của kết cấu Chùa Cầu, từ tổng thể đến chi tiết được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Chùa Cầu sau khi tu bổ được bảo tồn tối đa các giá trị nguyên gốc. Trong sự nguyên vẹn của tổng thể hình thức kiến trúc và kết cấu, từng bộ phận, cấu kiện, hiện vật nguyên gốc, có giá trị lịch sử được trân quý gìn giữ ở mức tối đa có thể. Điều này được phản ánh một cách cụ thể, chân xác qua những số liệu thống kê sau: có đến gần 60% khối lượng gỗ, gần 30% số viên ngói, 80% số đĩa cổ, 35% số con giống trang trí bờ mái, phục hồi các cấu kiện đá nền bị chôn dưới lớp nền hiện trạng… tái định vị tại di tích sau khi tu bổ.

Di tích chùa Cầu đã được khắc phục gần như triệt để các khiếm khuyết, gia cường đáng kể sự chắc chắn, đảm bảo sự ổn định, bền vững để tiếp tục trường tồn cùng di sản văn hóa Hội An. Bên cạnh bảo tồn, giữ gìn giá trị di tích, Dự án cũng đã thực hiện đồng bộ việc đầu tư nâng cấp hạ tầng cảnh quan, môi trường xung quanh cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo an ninh, an toàn và phục vụ phát huy hiệu quả, lâu dài giá trị di tích.

Tại lễ khánh thành, nhiều người dân và du khách tranh thủ đến đây từ sáng sớm để check-in trước khi khách du lịch đổ xô đến đông đúc.

khanh thanh chua cau o pho co hoi an sau 19 thang dong cua trung tu - 4

khanh thanh chua cau o pho co hoi an sau 19 thang dong cua trung tu - 5

Dịp này, Viện Văn hóa Quốc tế, trường Đại học Nữ Chiêu Hòa tặng mô hình Chùa Cầu cho Bảo tàng Hội An, cùng đó Việt Nam tổ chức khánh thành công trình “đại trùng tu” Chùa Cầu. Đây là minh chứng hung hồn cho mối giao lưu hữu nghị sâu đậm kéo dài từ quá khứ cho đến ngày hôm nay và sẽ mãi bền chặt trong tương lai.

khanh thanh chua cau o pho co hoi an sau 19 thang dong cua trung tu - 6

khanh thanh chua cau o pho co hoi an sau 19 thang dong cua trung tu - 7

khanh thanh chua cau o pho co hoi an sau 19 thang dong cua trung tu - 8

khanh thanh chua cau o pho co hoi an sau 19 thang dong cua trung tu - 9

Cách đây hơn 400 năm, với chính sách ngoại giao thoáng mở và thúc đẩy hoạt động ngoại thương của chính quyền Việt Nam và Nhật Bản đương thời, các thương gia Nhật Bản đã vượt qua nghìn trùng biển khơi để đến Hội An buôn bán, được cho phép tạo lập một khu phố riêng để cư trú, giao thương.

Sự hiện diện của những thương nhân Nhật Bản đã góp phần quan trọng tạo nên sự hưng thịnh, sầm uất của đô thị - thương cảng mậu dịch quốc tế Hội An. Dấu ấn và tiền đề của mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa Hội An - Nhật Bản trong quá khứ đã góp phần tạo mạch nguồn và dòng chảy cho quan hệ hữu nghị Hội An - Nhật Bản trong thời đại mới.

Từ mối lương duyên sâu đậm trong quá khứ, những thập niên gần đây, nhất từ sau hội thảo quốc tế về Đô thị cổ Hội An năm 1990 đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu khoa học và những người bạn tri kỷ Nhật Bản đã đến với Hội An để hợp tác nghiên cứu khoa học về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và bảo vệ môi trường; đầu tư phát triển kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực,… đã mang đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Minh Thu

CLIP HOT