Kết hợp du lịch xanh và OCOP: Quảng Bình mang đến trải nghiệm mới cho du khách

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Quảng Bình đang tập trung vào phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với việc phát triển nông thôn mới, trong đó các sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) với mẫu mã đẹp được chọn làm hàng lưu niệm chính phục vụ du khách.

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch xanh dưới tán rừng, trong hệ thống hang động và các dịch vụ thân thiện với môi trường nhằm chinh phục thị trường du lịch.

Kết hợp du lịch xanh và OCOP: Quảng Bình mang đến trải nghiệm mới cho du khách - 1

Với tầm nhìn dài hạn, tỉnh Quảng Bình đang tập trung vào phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với việc phát triển nông thôn mới, trong đó các sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) với mẫu mã đẹp được chọn làm hàng lưu niệm chính phục vụ du khách.

Quảng Bình đã xác định chín nhiệm vụ và giải pháp nhằm triển khai phát triển kinh tế du lịch, phấn đấu đến năm 2025, du lịch sẽ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Mục tiêu cụ thể là "Tiếp tục khẳng định Quảng Bình là điểm đến hàng đầu Việt Nam và trung tâm du lịch mạo hiểm của Đông Nam Á". Giai đoạn 2021-2025, Quảng Bình đặt mục tiêu đón từ 25-28 triệu lượt khách du lịch, đóng góp của ngành du lịch đạt 10-12% GRDP của tỉnh, góp phần đưa ngành dịch vụ chiếm 50,5% trong cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn.

Hiện tại, Quảng Bình sở hữu 168 sản phẩm OCOP được công nhận còn thời hạn, do 107 chủ thể kinh tế sản xuất. Số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh xếp hạng thứ 4/6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. Các sản phẩm này không chỉ thể hiện sự sáng tạo mà còn là nỗ lực của địa phương trong việc tạo ra những sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước làm quà lưu niệm.

Kết hợp du lịch xanh và OCOP: Quảng Bình mang đến trải nghiệm mới cho du khách - 2

Không gian trưng bày sản phẩm OCOP

Cùng với đó, Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã xác định phát triển du lịch nông nghiệp là một nội dung quan trọng trong phát triển sản phẩm du lịch. Điều này đã kích thích sự sáng tạo của người dân để tạo ra nhiều sản phẩm thế mạnh của địa phương tham gia OCOP, đồng thời có chính sách cụ thể hỗ trợ sản phẩm chưa đạt chuẩn OCOP. Nhờ đó, lợi thế về cảnh quan, văn hoá và tính cộng đồng của từng địa phương được phát huy.

Quảng Bình hiện có 168 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó có 28 sản phẩm OCOP 4 sao và 140 sản phẩm OCOP 3 sao. Một số sản phẩm nổi bật như: khoai gieo, nước mắm, hải sản khô, các sản phẩm từ dược liệu, yến, cam, tiêu, bột nghệ và mật ong. Đây là những kết quả rất tích cực, thể hiện sự sáng tạo và năng động của các địa phương, là niềm tự hào của người sản xuất trong toàn tỉnh và các sản phẩm OCOP Quảng Bình đang trên hành trình chinh phục du khách trong và ngoài nước.

Ông Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, nhấn mạnh: "Quảng Bình đang phát triển du lịch với phương châm 'Liên kết chặt chẽ - Phối hợp nhịp nhàng - Hợp tác sâu rộng - Bao trùm toàn diện - Hiệu quả bền vững'. Du lịch Quảng Bình đã có những bước tiến mạnh mẽ, đặc biệt trong việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông thôn mới. Các sản phẩm hàng lưu niệm, trong đó sản phẩm OCOP đóng vai trò chủ lực, góp phần vào thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới."

Những nỗ lực của Quảng Bình trong việc phát triển du lịch xanh và sản phẩm OCOP không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và gìn giữ nét đẹp văn hóa địa phương. Đây là hướng đi đúng đắn và bền vững, hứa hẹn sẽ mang lại những thành tựu đáng kể trong tương lai.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thạch An

CLIP HOT