Hướng dẫn người lao động ngành du lịch vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội
Mức cho vay đối với người lao động tối đa là 100 triệu đồng. Mức vay cụ thể do NHCSXH xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn khách tham quan khu du lịch Bà Nà Hills. (Ảnh chụp trước thời điểm dịch bệnh xảy ra) Ảnh: THANH TÌNH
Thực hiện chủ trương của UBND thành phố Đà Nẵng về việc cho vay đối với người lao động trong lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Sở Du lịch đã có văn bản hướng dẫn người lao động ngành du lịch vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố (NHCSXH) để chuyển đổi ngành nghề hoặc khôi phục sản xuất, kinh doanh phục vụ du lịch.
Mức cho vay đối với người lao động tối đa là 100 triệu đồng. Mức vay cụ thể do NHCSXH xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn. Lãi suất cho vay đối với người lao động bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo (hiện nay là 7,92%/năm). Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay; thời hạn vay tối đa 120 tháng.
Người vay vốn cần viết 2 liên giấy đề nghị vay vốn theo mẫu số 1a ban hành kèm theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP gửi Tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn, tổ dân phố nơi người vay vốn đang cư trú hợp pháp. Đồng thời gửi thông tin về Sở Du lịch (qua email: quanlyluhanh@danang.gov.vn) để tổng hợp danh sách gửi Chi nhánh NHCSXH. Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận hồ sơ vay vốn của người vay, tiến hành họp bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên hồ sơ vay, sau đó lập danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH kèm giấy đề nghị vay vốn trình UBND cấp xã xác nhận rồi gửi đến NHCSXH.
Đại dịch Covid như một cuộc thanh lọc lớn, sau đại dịch, điểm đến du lịch hay sản phẩm nghỉ dưỡng nào sẽ trỗi...