Hàng quán TP.HCM "lên mạng" để tồn tại và phát triển
Sau 3 đợt bùng phát dịch, các nhà hàng dường như đã chủ động hơn để thích nghi với tình trạng “bình thường mới”. Và giải pháp đa phần các hàng quán chọn đó là giao hàng và bán hàng online.
Sự phát triển của bán hàng online và dịch vụ giao đồ ăn
Trước đây, các nhà hàng ngon và nổi tiếng thường đông khách nên đa phần không chọn giao hàng. Khi lệnh giãn cách xã hội đầu tiên được ban bố, một số nhà hàng do không chuyển dịch mô hình kịp thời nên đành tạm đóng cửa.
Trong khi đó, các nhà hàng trước đó đã có mô hình “take-away” (bán hàng mang đi) hoặc liên kết với các ứng dụng gọi đồ ăn như Now, Grab, GoFood,… thì tiếp tục hoạt động cầm chừng, đồng thời cho nhân viên nghỉ việc để tiết kiệm chi phí.
Các ứng dụng giao đồ ăn phát triển nhất thời điểm bùng dịch
Một chủ cửa hàng bún cá trên đường Hồ Tùng Mậu cho biết, những thời dịch Covid-19, chị vẫn mở cửa để phục vụ khách hàng đồng thời có thêm thu nhập cho gia đình.
“Tôi vẫn bán hàng qua mạng với các đơn vị giao hàng mà quán liên kết. Ngày thường, khách đến ăn đông nhưng giờ chỉ giao cho shipper mang đi thôi, tôi bán từ 9 giờ sáng đến tối muộn với khoảng trên 50 bát”, chị chủ quán nói.
Các chuỗi nhà hàng đồ ăn & uống (gọi tắt là F&B) chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả. Một số đóng cửa, tái cơ cấu các địa điểm làm ăn không có lãi, một số lâm vào cảnh phá sản. Chuỗi cửa hàng Soya Garden thông báo đóng cửa hơn 10 chi nhánh, trong khi đó Món Huế cũng thông báo phá sản.
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng đại dịch, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ, nhiều chuỗi cửa hàng đã sử dụng hệ thống gọi món tự động bằng Tabletop, tương tác trực tiếp với khách hàng bằng Chatbot, hệ thống đặt bàn tự động tại Google Booking, Opentable,…
Một số khác tìm đến với các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến như Now, GrabFood, GoFood, Baemin,… Không phải chỉ đến khi đại dịch bùng phát thì giao hàng online mới phát triển mà trước đó sự xuất hiện của các siêu ứng dụng đã khiến cho giao hàng online thành một phần quan trọng.
Quán hàng duy trì mùa dịch nhờ ứng dụng giao đồ ăn
Nhờ có đại dịch, việc chuyển dịch từ offline sang online của các cửa hàng diễn ra với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết.
Theo số liệu thống kê của statista, chỉ tính riêng trong năm 2020, doanh thu của dịch vụ giao đồ ăn tại Việt Nam là 302 triệu USD, phần lớn tập trung chủ yếu ở TPHCM và Hà Nội.
Một cuộc khảo sát của Q&Me trên 1000 người sống tại Hà Nôi và TPHCM cho thấy 62% chọn đặt đồ ăn online, trong đó 78% chọn đặt qua ứng dụng của bên thứ 3, trong đó nổi bật là Top 3 ứng dụng GrabFood, Now và Baemin.
Cũng theo số liệu thống kê này, chỉ riêng Grabfood đã có hơn 100.000 đối tác là nhà hàng, quán ăn tính đến giữa năm 2020, tương đương với hơn 800.000 lựa chọn món ăn được cung cấp.
Nhờ các chiến lược marketing bài bản, các chương trình khuyến mại thường xuyên, các ứng dụng giao đồ ăn đã trở nên quen thuộc với người dân. Đối với các nhà hàng và hộ kinh doanh, việc đăng ký bán hàng trên nền tảng cũng giúp họ phục vụ được nhiều khách hàng hơn, mang lại doanh thu cao hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng và nhân viên.
Quản lý chuỗi cửa hàng Phúc Long cho biết doanh số tăng đáng kể, đặc biệt trong mùa dịch, khi kết hợp với các đối tác giao đồ ăn (delivery food) như Baemin.
Sự thay đổi trong cách phục vụ, mô hình dịch vụ và xu hướng mới dần rõ nét.
Việc chuyển dịch bán hàng online cũng kéo theo một số thay đổi so với các bán hàng truyền thống mà các nhà hàng phải thích nghi.
Đầu tiên là về cách đóng gói và vận chuyển đồ ăn. Đầu bếp phải chú trọng đến việc giữ được hương vị và hình thức đẹp khi giao hàng tới tay khác, đồng thời việc kết hợp với đơn vị vận chuyển uy tín cũng hạn chế rủi ro giao trễ, giao sai đơn cho khách. Vì vậy, lựa chọn thực đơn hợp lý đảm bảo không bị thay đổi hương vị quá nhiều và hộp đựng an toàn, thiết kế đẹp mắt cũng là điều cần chú trọng.
Thay đổi thứ hai là các nhà hàng cần chú trọng tới chất lượng sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Bởi khách hàng sẽ đánh giá món ăn và cách phục vụ của nhà hàng, dựa vào những review đó mà các khách sau có quyết định đặt món hay không. Vì vậy nhà hàng phải thật sự khéo léo trong cách chăm sóc khách hàng và xử lý sự cố.
Đặc điểm của kinh doanh đồ ăn online là nhà hàng chỉ cần chú trọng vào món ăn, các công việc khác sẽ được các bên thứ 3 như nền tảng gọi món, đơn vị vận chuyển lo. Mặt khác bạn sẽ không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Do đó, trọng trách làm khách hàng hài lòng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đội bếp.
Với sự phổ biến của các ứng dụng giao đồ ăn và các nền tảng bán hàng online và sự dễ dàng trong việc sử dụng, chỉ cần một vài thao tác trên điện thoại, khách hàng đã có thể chọn lựa món ăn yêu thích. Vậy nên, không ít nhà hàng thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh, chuyển hoạt động 100% lên nền tảng online.
Và một xu hướng mới dần hình thành đó là mô hình Cloud kitchen – Bếp trên mây, nơi tập hợp nhiều khu bếp nhà hàng và chỉ nhận order món mang đi, hoàn toàn không phục vụ ăn tại chỗ.
Hay mô hình Virtual restaurant – Nhà hàng ảo/Nhà hàng tận nhà, dịch vụ nhận setup một không gian ăn uống y như nhà hàng ngay tại nhà của khách. Dịch vụ bao gồm cả setup bàn tiệc, âm thanh, ánh sáng, món ăn ngon phục vụ tại chỗ. Dù xu hướng này còn chưa rõ nét với sự tham gia chủ yếu của các ông lớn nhưng trong tương lai mô hình này dự đoán sẽ nhanh chóng phát triển.
Đại dịch COVID-19 có thể là nguy cơ của người này nhưng cũng có thể là cú huých đủ lớn để tạo nên bước ngoặt, là “thời điểm vàng” cho một số khác. Thay đổi để thích nghi trong đại dịch và lựa chọn hướng đi phù hợp để sẵn sàng cho sự trở lại và đột phá sau mùa dịch là điều mà các nhà hàng phải lựa chọn.
Ở Long Xuyên (An Giang) có món cơm tấm trứ danh “không khói” bởi thay vì nướng, thịt heo được khìa trong nổi rồi thái...