Đề xuất làm đường ven sông nối Củ Chi với Cần Giờ, thúc đẩy phát triển du lịch

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tuyến đường ven sông chạy dọc từ Củ Chi đến cầu Cần Giờ (huyện Nhà Bè) dài gần 70 km với 4 làn xe, kết hợp làn đường riêng dành cho xe đạp và đường sắt đô thị nhẹ (tramway) từ trung tâm TP đi Củ Chi.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM vừa tổ chức Hội nghị báo cáo lần thứ ba về Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch Chung đến năm 2040 và tầm nhìn đến 2060. Đây là bước quan trọng cuối cùng trước khi đưa đồ án này ra phê duyệt từ các cấp có thẩm quyền.

Tại hội nghị này, theo đơn vị tư vấn, TP.HCM sẽ phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm với 5 vùng đô thị chính. Các trung tâm này tập trung ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Trường Thọ-Rạch Chiếc, Phú Mỹ Hưng (mở rộng), Tân Kiên và khu vực Đông Bắc Hóc Môn-Tây Nam Củ Chi.

Đề xuất làm đường ven sông nối Củ Chi với Cần Giờ, thúc đẩy phát triển du lịch - 1

Một trong những điểm đột phá quan trọng là việc xây dựng không gian dọc sông Sài Gòn là trung tâm phát triển kinh tế chủ đạo của TP.HCM. Các dải đô thị sẽ nằm dọc hai bên bờ sông, bao gồm các tuyến buýt đường thủy, đường đi xe đạp, và đường dạo dọc theo sông.

Đồng thời, kế hoạch bao gồm việc xây dựng trung tâm tài chính, công nghệ thông tin, nghệ thuật sáng tạo, công nghệ cao, cũng như các dịch vụ du lịch cao cấp dọc theo bờ sông.

Trong phương án đề xuất, việc xây dựng tuyến đường ven sông từ Củ Chi đến cầu Cần Giờ, huyện Nhà Bè sẽ là trục giao thông chính với quy mô tối thiểu 4 làn xe. Đồng thời, có kế hoạch xây dựng đường sắt đô thị nhẹ (tramway) từ trung tâm TP.HCM đi Củ Chi, nhằm giải quyết áp lực giao thông.

Tuyến đường sẽ chia làm 6 đoạn, bắt đầu từ cầu Cần Giờ đi dọc qua các điểm như cầu Phú Mỹ, cầu Khánh Hội, đường Tôn Đức Thắng cầu Sài Gòn, đường Phạm Văn Đồng, Vành đai 3, cầu Bến Súc và DT 789 ở Củ Chi. Trong đó, đoạn từ Phạm Văn Đồng đến Vành đai 3, ở phía tây bờ sông sẽ dành cho xe đạp, đi bộ, tách rời đường chính.

Hơn nữa, đề xuất kéo dài trục động lực phía Nam song song với Quốc lộ 50, kết nối với đường ven biển tại Tiền Giang, cùng việc bổ sung các tuyến đường kết nối với sân bay Long Thành và Đồng Nai.

Đối với giao thông đường sắt, đơn vị tư vấn đề xuất kết nối các tuyến TP.HCM - Cần Thơ và TP.HCM - Nha Trang thông qua đoạn tuyến trên cao dọc đường Nguyễn Văn Linh - xa lộ Hà Nội - Vành đai 2.

Những phương án đề xuất này nhằm tối ưu hóa không gian đô thị, giao thông, và tạo ra những cơ hội phát triển kinh tế cho TP.HCM trong thời gian tới.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

PV

CLIP HOT