Chim cú cá quý hiếm bay về Cà Mau
Loài chim đặc biệt quý hiếm xuất hiện ở Cà Mau đã thu hút nhiều nhà điểu học, có người từ Hà Nội bay vào nhiều lần để nghiên cứu và chụp ảnh làm tư liệu.
Ngày 9/12, ông Lê Văn Dũng, Giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, cho biết chim cú cá, còn có tên gọi khác là bu bo hoặc dù dì phương Đông, đã trở lại vườn. Đây là loài chim quý hiếm, có ít nhất 4 con, gồm chim bố mẹ và 2 chim con.
Theo Giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, gần một năm trước ông cùng đồng nghiệp đi kiểm tra rừng, đã phát hiện một chim cú cá con từ trên tổ rơi xuống đất bùn nên mang về dưỡng nuôi. Vài ngày sau ông Dũng phát hiện 2 chim bố mẹ mang mồi đến cho chim con ăn mỗi đêm.
Chim cú cá ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Ảnh: Lê Dũng.
Gần một tháng sau, chim con biết bay nên ông Dũng thả vào môi trường thì chim bố mẹ đến tập bay vào rừng. Hiện, chú chim con bay trở lại gần khu nhà hành chính của vườn, được vị giám đốc thường xuyên đút cá cho ăn.
Hay tin chim cú cá xuất hiện tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, nhiều nhà điểu học và du khách đã đến vùng cực Nam của Tổ quốc để tận mắt nhìn và chụp ảnh làm tư liệu về loài chim săn mồi vào ban đêm này.
Chim cú cá phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sải cánh gần 60 cm và một lớp lông vũ được cấu tạo đặc biệt nên khi bay không phát ra tiếng động. Màu lông như cành cây khô nên rất dễ ngụy trang. Chim thường sinh sản từ tháng 3 - 7 hàng năm.
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau phát hiện một cặp chim làm tổ đẻ trên máng nước nóc nhà thuộc khu hành chính của vườn. Cặp chim này đã chọn nơi đây làm tổ nhiều năm và mỗi năm chỉ đẻ một con.
Ngôi nhà đặc biệt của người Hobbit lần đầu tiên mở ra đón du khách ở lại qua đêm, nhưng điều này chỉ diễn ra 3 lượt...