Cảnh báo nạn lừa đảo vắc xin ngừa Covid-19 xuyên biên giới

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, vắc xin chính là “cứu cánh” của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, lợi dụng đại dịch nhiều tổ chức tội phạm quốc tế đã tham gia chuỗi cung ứng vắc xin toàn cầu, kiếm lời bất hợp pháp.

Theo Cơ quan chống gian lận Châu Âu, kể từ tháng 4/2021 đã ghi nhận nhiều vụ lừa đảo, “cò mồi” cung cấp vắc xin ngừa Covid-19 tại các nước EU lên tới 1 tỉ liều (tương đương 14 tỉ Euro).

Diễn đàn, mạng xã hội, trang web được xem là “thị trường chợ đen”, nơi trung gian diễn ra các giao dịch mua bán, nguồn cung vắc xin ngừa covid-19 giả, nhái. Dự báo, khi thị trường vắc xin Covid-19 bùng nổ sẽ là “miếng mồi ngon”, đem về lợi nhuận hàng trăm tỉ đô cho các tổ chức này.

Việc buôn bán vắc xin giả không chỉ đe doạ sức khoẻ toàn cầu giữa đại dịch, mà còn ảnh hưởng đến chiến lược tiêm chủng tại nhiều quốc gia. Tác động xấu đến quá trình nghiên cứu, sản xuất vắc xin và gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới. 

Tổ chức Y tế Thế giới – WHO và Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol đã khuyến cáo về loại hoạt động tội phạm có tổ chức liên quan đến vắc xin giả, nhái. Các cơ quan này cảnh báo, nạn buôn bán vắc xin giả đáng lo ngại như chính đại dịch.

Cảnh báo nạn lừa đảo vắc xin ngừa Covid-19 xuyên biên giới - 1

Ảnh: Reuters

Thời gian qua, một số quốc gia trên thế giới đã ghi nhận có sự hoạt động bất hợp pháp của các tổ chức lừa đảo này.

Trung Quốc đã phá vỡ đường dây của một tổ chức lừa đảo Covid-19 lên đến gần 3 triệu USD. Tổ chức này chuyên cung cấp “vắc xin” được pha chế từ nước muối sinh lý hoặc nước cất. 

Hải quan Mexico phối hợp cùng với lực lượng quân đội nước này đã bắt giữ một chuyến hàng 6.000 “liều vắc xin” giả dán nhãn vắc xin Sputnit V của Nga đang trên đường giao hàng bằng chuyên cơ cá nhân. Ngoài ra, cơ quan chức năng Mexico còn bắt giữ thêm hai lô hàng “vắc xin Spunit V” giả được vận chuyển bên trong biên giới nước này. 

Nam Phi cũng đã bắt giữ một tổ chức chuyên cung cấp khẩu trang kém chất lượng và phát hiện thêm 3.000 liều vắc xin giả. 

Được biết, các loại vắc xin giả được các tổ chức tội phạm xuyên biên giới dán nhãn của các nhà sản xuất như: AstraZeneca, Sputnik, Sinopharm, Johnson&Johnson. Giá chào bán vài trăm USD cho một liều.

Cảnh báo nạn lừa đảo vắc xin ngừa Covid-19 xuyên biên giới - 2

Ảnh: Nam Trần (Tuoitre.vn).

Tại Việt Nam, tháng 3/2021, Bộ Y tế cũng đã phát đi cảnh báo cho biết có tình trạng giả mạo, gian lận, lừa đảo trong chào bán vắc xin ngừa Covid-19. 

Theo thông báo của Bộ Y tế, tại Việt Nam thời gian qua đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong trong và ngoài nước nộp hồ sơ đăng ký, liên hệ với Bộ Y tế để chào bán, gợi ý cung cấp vắc xin phòng COVID-19 của các nhà sản xuất như Moderna (Mỹ), AstraZeneca… 

Tuy nhiên, qua xác minh thông tin, các nhà sản xuất vắc xin trên hiện chưa có hoạt động ủy quyền, ủy thác với các tổ chức, cá nhân này.

Tháng 2/2021, Cơ quan chống gian lận châu Âu đã cảnh báo chính phủ các nước về việc gian lận, lừa đảo trong mua bán vắc xin phòng Covid-19.

Các hình thức lừa đảo có thể gồm:

(1) tự nhận là đại diện thương mại cho các nhà sản xuất vắc xin và tuyên bố sở hữu hoặc có quyền tiếp cận vắc xin phòng COVID-19 để mời chào bán vắc xin; 

(2) chào bán số lượng lớn vắc xin phòng COVID-19 cho Chính phủ hoặc các tổ chức, cung cấp một lượng hàng mẫu để ký kết, nhận tiền đặt cọc và sau đó chiếm dụng; 

(3) cung cấp các lô vắc xin phòng COVID-19 giả mạo.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thảo Anh (Tổng hợp)

CLIP HOT