ĐỌC BÁO NGÀY 20.12.2011

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

MIỀN TRUNG LIÊN KẾT LÀM DU LỊCH

ĐỌC BÁO NGÀY 20.12.2011 - 1     

 Không gian xanh mướt của Resort Đen Giòn - Ninh Thuận,

ảnh: Thu Hương


Làm thế nào để du lịch miền Trung khai thác hết tiềm năng và phát triển bền vững là vấn đề được tập trung thảo luận tại hội thảo về du lịch, tổ chức ở TP.Tuy Hòa (Phú Yên) ngày


Bế mạc Năm du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên

Tối 19.12, tại TP.Tuy Hòa (Phú Yên), Bộ VH-TT-DL phối hợp tỉnh Phú Yên tổ chức bế mạc Năm du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung bộ - Phú Yên 2011 và trao cờ tổ chức Năm du lịch quốc gia 2012 cho tỉnh Thừa Thiên-Huế. Năm du lịch với chủ đề “Du lịch biển, đảo” đã tổ chức hơn 30 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch quy mô lớn diễn ra liên tục tại các tỉnh, thành trong vùng duyên hải Nam Trung bộ, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa. Trong năm 2011, lượng khách đến các tỉnh, thành phố trong vùng tăng khá cao. Khách lưu trú du lịch tăng hơn 18% so với năm 2010, trong đó khách quốc tế tăng 22%, thu nhập từ du lịch tăng hơn 20%. Riêng Phú Yên, khách du lịch tăng hơn 38%, khách quốc tế tăng 46%, thu nhập du lịch xã hội tăng trên 80% so với năm 2010.

 

ĐỌC BÁO NGÀY 20.12.2011 - 2

Tháp Nhạn thuộc núi Nhạn là một trong những di tích - điểm đến ở Phú Yên - Ảnh: Đức Huy

 

Các tỉnh duyên hải miền Trung có bờ biển dài hơn

1.000 km cùng nhiều bãi tắm đẹp, nhiều vịnh đảo, khu bảo tồn thiên nhiên và nhiều di tích lịch sử, các lễ hội gắn liền với văn hóa biển. Theo TS Trần Du Lịch (TP.HCM), để có thể khai thác du lịch hiệu quả, cần phải có sự liên kết giữa các tỉnh trong khu vực. Hiện tại, các tỉnh có tư duy phát triển dàn trải dựa trên tiềm năng, thế mạnh riêng của mình, nhưng những tiềm năng hiện có tại các tỉnh lại tương đồng với nhau nên xuất hiện xung đột lợi ích kinh doanh giữa các doanh nghiệp du lịch. “Tồn tại lớn nhất hiện nay là vốn đầu tư chỉ tập trung vào lĩnh vực lưu trú, còn các lĩnh vực khác như lữ hành, ẩm thực, mua sắm... thì không đáng kể. Hơn nữa, hạ tầng kinh tế xã hội còn thiếu, chưa đồng bộ; lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng đáng kể...”, TS Lịch nhận định.

TS Lịch đề xuất các tỉnh nên liên kết phát triển du lịch toàn vùng, liên kết các địa phương trong vùng và giữa vùng với các tỉnh Tây nguyên, cả nước và quốc tế. Theo ông, Khánh Hòa cần tập trung phát triển các loại hình du lịch biển đảo, phát triển festival biển Nha Trang, du lịch MICE và xây dựng Nha Trang thành đô thị du lịch. Phú Yên thì gắn với du lịch sinh thái, văn hóa, nhất là văn hóa đá. Bình Định cũng phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với các chuỗi di tích lịch sử - lễ hội, festival võ thuật Bình Định. Quảng Ngãi phát triển du lịch biển, mở các tuyến du lịch nối kết với Cù Lao Chàm, Lý Sơn và các đảo ven biển. Quảng Nam tập trung vào du lịch di sản văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng. Đà Nẵng phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng, trở thành trung tâm chuyển khách và dịch vụ du lịch. Thừa Thiên-Huế tập trung vào du lịch văn hóa (di sản, lễ hội, ẩm thực), du lịch làng nghề, sinh thái và trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực...

ĐỌC BÁO NGÀY 20.12.2011 - 3

Du khách chơi trò cưỡi Đà điểu – ở Khu Du lịch Trung Thành Nam – Bình Thuận. ảnh Thu Hương

 

TS Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, cho rằng: “Sản phẩm du lịch phải tạo ra điểm nhấn riêng, phong cách đặc trưng, liên hoàn và phân biệt. Cần chú trọng yếu tố văn hóa địa phương để hình thành thương hiệu điểm đến và thương hiệu du lịch chung của vùng”.

Tại hội thảo, các doanh nghiệp du lịch miền Trung đã ký kết hợp tác với nhau về liên kết phát triển du lịch và ra mắt cổng điện tử của vùng duyên hải miền Trung: vietccr.vn.

Đức Huy

(Báo Thanh Niên, ngày 20.12.2011)

 

 

 

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT