Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí nên tạo ra 'dòng chủ lưu' trên không gian mạng

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, chuyển đổi số cũng đã hơn chục năm, bây giờ không chỉ là lên không gian mạng mà còn là giành lại không gian mạng, tạo ra dòng chủ lưu tại đây. Nguồn thu chính của báo chí rồi cũng sẽ đến từ không gian mạng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí nên tạo ra 'dòng chủ lưu' trên không gian mạng - 1

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên toàn thể.

Không gian mạng là trận địa chính chính của báo chí

Tại phiên họp toàn thể Hội báo toàn quốc 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng công nghệ số ảnh hưởng đầu tiên và mạnh mẽ nhất đối với lĩnh vực báo chí, truyền thông và tạo sự thay đổi căn bản của lĩnh vực này.

Không gian mạng bây giờ là trận địa chính, là trận chiến chính của báo chí. Thắng hay bại là ở đây. Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư, công nghệ số, chuyển đổi số cũng đã hơn chục năm rồi, bây giờ không chỉ là lên không gian mạng mà còn là giành lại không gian mạng, tạo ra dòng chủ lưu tại đây. Nguồn thu chính của báo chí rồi cũng sẽ đến từ không gian mạng.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, công nghệ số lấy đi một số việc cũ nhưng cũng tạo ra những việc mới. Báo chí phải làm những việc mới. Đổi mới báo chí nằm ở chỗ là phải làm hơn những gì mình đang làm. Báo chí cần một không gian rộng hơn là đưa tin “Ai, cái gì, khi nào và ở đâu”, tức là rộng hơn việc đưa tin. Độc giả mong muốn biết những gì ở phía sau quá nhiều những tin tức kia. Đó có thể là một sự diễn giải, phân tích hoặc bình luận tin tức. Đó có thể là một cái nhìn đa chiều, một sự thấu hiểu sâu sắc và trí tuệ, một sự diễn giải thú vị, đầy tính gợi mở, hoặc một giải pháp cho những vấn đề của đất nước.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, đổi mới không phải là một việc quá khó. Đổi mới là đi tìm một cách làm dễ hơn cho một việc khó hơn. Cách làm mới đó thường xuất hiện từ một góc nhìn khác, một cách tiếp cận khác. Ở thời đầu của một cuộc cách mạng công nghiệp mới thì cách làm mới thường là làm ngược lại. Hãy sử dụng công nghệ số để làm ngược lại. Thay vì viết thì hãy làm nền tảng để mọi người viết. Thay vì để mọi người đọc trên trang web của mình thì hãy để họ đọc trên các nền tảng khác nhau. Thay vì cung cấp thông tin thì hãy cung cấp tri thức. Thay vì tự làm thì hãy hợp tác. Thay vì để phóng viên phải xử lý rất nhiều thông tin thì hãy để họ xử lý những thứ mà rất ít thông tin và để cho AI xử lý rất nhiều thông tin. Thay vì tránh tai nạn thì hãy kiểm soát tai nạn.

Theo bộ trưởng, báo chí muốn phát triển thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản xuất mới, cần yếu tố sản xuất mới và cần động lực mới. Không gian mới là không gian số. Lực lượng sản xuất mới là công nghệ số. Nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số. Yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số. Động lực mới là đổi mới sáng tạo số. Bởi vậy, đầu tư vào công nghệ số, nhân lực số, dữ liệu số và đổi mới sáng tạo số sẽ là đầu tư vì tương lai của báo chí.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí nên tạo ra 'dòng chủ lưu' trên không gian mạng - 2

Công nghệ số ảnh hưởng đầu tiên và mạnh mẽ nhất đối với lĩnh vực báo chí.

Công nghệ số, nhất là AI, mạnh hơn năng lượng hạt nhân, thì những vấn đề, những thách thức, những rủi ro mà nó mang đến cho chúng ta cũng sẽ lớn hơn hạt nhân. Đó là quy luật. Không có bữa trưa nào miễn phí cả. Nhưng rồi con người luôn học được cách để sử dụng công nghệ mới một cách khôn ngoan, giảm thiểu các rủi ro và gia tăng giá trị. Ba cuộc CMCN trước đây đã là như vậy. Cuộc CMCN lần thứ tư này, mà trung tâm của nó là công nghệ số, và trung tâm của công nghệ số là AI, chắc cũng sẽ như vậy. Giải quyết những vấn đề của công nghệ mới thì phải bằng thể chế mới và bằng chính công nghệ mới đó. 

Điểm tựa tin cậy trong “vòng xoáy” thông tin trên không gian mạng

Ông Nguyễn Hồng Sâm, Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ cho biết: "Chúng tôi  thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ hình ảnh của chính quyền trên không gian mạng, là điểm tựa tin cậy của công chúng trong “vòng xoáy” thông tin trên không gian mạng. Trong bối cảnh cách mạng 4.0, chúng tôi chủ động tham gia hầu hết các nền tảng mạng xã hội lớn như: Google, Faccebook, Zalo, Youtube, Twitter, Instagram… để thu hút công chúng".

Những thông tin, thông điệp quan trọng trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, có thể ngay lập tức chuyển tới khoảng 15 – 17 triệu người dùng mạng xã hội. Riêng tài khoản thông tin chính phủ trên Facebook, Cổng TTĐT Chính phủ có hơn 4,3 triệu người theo dõi. Thông tin Chính phủ được Công ty Meta (chủ sở hữu facebook) xác định là tài khoản có độ tương tác lớn nhất, có độ lan tỏa nhanh nhất trong số các tài khoản của các tổ chức, cơ quan nhà nước. Thời điểm cao điểm nhất trong chống dịch covid – 19, tài khoản thông tin chính phủ có thể tiếp cận ngay lập tứct ới 80 % người dùng facebook ở Việt Nam, tức khoảng hơn 50 triệu tài khoản ở Việt Nam.

Các nền tảng web của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Báo Điện tử Chính phủ có hàng chục triệu người truy cập mỗi tháng, vậy tại sao vẫn sử dụng mạng xã hội để truyền tải thông tin đến bạn đọc của mình ở trong nước và ngoài nước? Ông Nguyễn Hồng Sâm cho biết: "Các nền mạng xã hội xuyên biên giới là công cụ giao tiếp phong phú nhất giữa con người với con người, tiện ích rất đa dạng, cuốn hút. Ở đó mọi người có thể đọc, nghe, xem với nhiều cảm xúc khác nhau, phù hợp với nhiều lứa tuổi, trong mọi không gian khoảng cách, chỉ cần có điện thoại thông minh và mạng internet. Chúng ta ngày nay, ai cũng có thể có trong tay một điện thoại smartphone và có thể là nhà sáng tạo nội dung số nên có thể tiếp cận ngay lập tức với thông tin mà chúng ta post lên mạng xã hội".

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí nên tạo ra 'dòng chủ lưu' trên không gian mạng - 3

Đông đảo lãnh đạo các cơ quan báo chí tham dự phiên họp toàn thể Hội báo toàn quốc 2024.

Trong tổ chức truyền thông, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có một phương châm hành động: Hãy sử dụng bất kỳ công cụ nào có trong tay để lan tỏa nhanh nhất thông tin đến đông đảo người dân, bạn bè quốc tế, bảo đảm chính xác nhất, hiệu quả nhất, đúng trọng tâm trọng điểm, có tính dẫn dắt định hướng dư luận. Phải chủ động công tác truyền thông trên đa nền tảng trong hệ sinh thái của Cổng TTĐT Chính phủ, nhất là các nền tảng mạng xã hội, không buông “mặt trận’ này cho mạng xã hội, cho nhiều KOLS khi mà người người đều có điện thoại thông minh trong tay.

Không chỉ có vậy, Tổng Giám đốc Cổng TTĐT Chính phủ thông tin thêm: "Với chúng tôi, mạng xã hội còn là kênh cung cấp “thông tin ngược”, “thông tin phản hồi” và là nơi phản ánh những kiến nghị, góp ý vô cùng nhanh chóng của người dân, doanh nghiệp giúp CổngTTĐT Chính phủ sớm có thông tin nhiều chiều để chủ động trong công tác tham mưu và tổ chức xử lý thông tin dư luận, xử lý khủng hoảng truyền thông từ sớm, từ xa”.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long

CLIP HOT

Nghẹt thở bão Yagi đổ bộ vào bờ
Nghẹt thở bão Yagi đổ bộ vào bờ

Chiều nay, bão số 3 đổ bộ vào đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng với sức gió mạnh nhất cấp 13, giật cấp 16; khắp nơi mịt mù trong màn giông bão dày đặc.