Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Vai trò, vị trí của Du lịch ngày càng được khẳng định...! (*)

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2014 của Tổng cục Du lịch, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh đã đến dự và chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục Du lịch 6 tháng cuối năm 2014. Bộ trưởng biểu dương ngành Du lịch đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của Bộ VHTTDL và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Để tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ còn lại của Tổng cục Du lịch, Bộ trưởng đã chỉ ra những việc đã làm được và những việc tiếp tục làm trong những tháng còn lại của năm 2014, đó là:

5 điểm TCDL làm được trong thời gian vừa qua:

1.     Du lịch Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ khó khăn, bên cạnh sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là Chính phủ. Có 3 chương trình: Hành động quốc gia về Du lịch, Xúc tiến Du lịch quốc gia, Cơ sở hạ tầng du lịch; ngoài ra hỗ trợ những việc khác Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch. Khách du lịch quốc tế năm 2013 gần 7,6 triệu lượt, thu 200.000 tỷ đồng, chiếm 6,6% GDP; 6 tháng đầu năm 2014 khách quốc đạt gần 4,3 triệu lượt, tăng 21,11% so với cùng kỳ năm 2013, khách du lịch nội địa đạt 23,4 triệu lượt, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2013, tổng thu từ khách du lịch đạt 125.000 tỷ, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2013. TCDL phải thông báo số liệu cho mọi người, bình quân chi tiêu khách quốc tế là 1.144 USD bao gồm: Lưu trú 319,7;  ăn uống 254,1; đi lại tại Việt Nam 199,6; tham quan 87,7; mua sắm 159,1; giải trí 48,3; y tế 11,4; chưa kể vé máy bay đến. Năm 2006, chi tiêu khách quốc tế chỉ khoảng 700 USD, khách nội địa chỉ khoảng 2 triệu đồng; khách nội địa bây giờ chi tiêu khoảng 4,2 triệu đồng.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Vai trò, vị trí của Du lịch ngày càng được khẳng định...! (*) - 1

2.   Công tác tuyên truyền xúc tiến quảng bá điểm đến làm bài bản hơn, khách biết đến Việt Nam nhiều hơn. Không xúc tiến quảng bá tốt, các doanh nghiệp các, đoàn báo chí không đến khảo sát nhiều thì hình ảnh các doanh nghiệp, điểm đến, các cơ sở lưu trú nổi bật sẽ không được biết đến nhiều.

3.     Quy hoạch du lịch. Có 46 khu du lịch quốc gia. Sắp đến phải công bố 3 quy hoạch: Núi Bà Đen (Tây Ninh), Sơn Trà (Đà Nẵng), Pá Khoang (Điện Biên). Và 2 quy hoạch tổng hợp Nam Trung bộ, Đông Nam bộ.TCDL phải có quy trình, phương thức xây dựng cách tiếp cận quy hoạch phổ biến đến các Sở VHTTDL, các đơn vị liên quan.

4.   Chất lượng sản phẩm du lịch được tăng lên, cả về số lượng và chất lượng. Có 67 khách sạn 5 sao với 15.828 buồng, 177 khách sạn 4 sao với 21.532 buồng, 373 khách sạn 3 sao với 26.684 buồng; tổng cộng có 15.998 cơ sở lưu trú du lịch với trên 331.538 buồng. Chất lượng khách sạn rất tốt.

5.     Chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam có 7 trường CĐDL, nhân lực có nhiều tiến bộ; tiến bộ ở ngành Du lịch, ở xúc tiến quảng bá du lịch, ở quản lý du lịch.

5 việc sắp tới phải tiếp tục làm:

1. Mở rộng thị trường, tránh không lệ thuộc vào một thị trường. Phải tăng cường xúc tiến quảng bá, tổ chức điểm đến. Hợp tác quốc tế về du lịch phải thực chất, thực hiện công việc cụ thể mang lại hiệu quả cho đất nước.

2. Tập trung phát triển một số vùng du lịch đặc thù. Ví dụ như Đồng bằng sông Cửu Long, phải có sản phẩm du lịch thật sự; công tác xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, chất lượng cơ sở lưu trú chưa đảm bảo.Duyên hải Nam Trung bộ - du lịch biển; Đồng bằng sông Cửu Long – miệt vườn sông nước Cửu Long; Khu vực phía Bắc – văn hóa, sinh thái.Những vùng du lịch như thế có một đặc tính nổi trội, nếu biết phát huy sẽ rất tốt.Năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hóa – kết nối các di sản thế giới. Việt Nam có 20 di sản văn hóa thế giới: 17 (văn hóa), 3 (tư liệu ký ức nhân loại). Du lịch phải trên nền tảng ấy, vừa tôn vinh di sản cha ông để lại, là hồn cốt dân tộc, cũng đồng thời là sản phẩm văn hóa. Phải khái quát lại những ưu thế nổi trội của những vùng, địa phương để phát triển.

3. Phát huy vai trò của doanh nghiệp, địa phương trong công tác xúc tiến quảng bá. Khi và chỉ khi các doanh nghiệp, địa phương làm chủ trận địa của mình thì Du lịch Việt Nam mới cất cánh tốt được. Doanh nghiệp lữ hành ở địa phương, thắng cảnh ở địa phương, chất lượng dịch vụ ở địa phương, thanh tra ở địa phương... Bộ không thể quản hết được.

4. Phải có đội ngũ cán bộ chuyên môn về du lịch, có kiến thức vừa hồng vừa chuyên. Dưới các Sở VHTTDL dứt khoát phải có một Phó Giám đốc phụ trách du lịch, một Phó Giám đốc phụ trách thể thao. Tổ chức cán bộ phải tính, địa phương nào không được thì gửi thư có ý kiến, kính đề nghị trực tiếp Bí thư, Chủ tịch tỉnh – thành phố, không thể đối xử với du lịch, với thể thao như vậy. Đội ngũ cán bộ quản lý là rất quan trọng.

5. Cơ chế chính sách của phát triển Du lịch Việt Nam trong giai đoạn tới là gì. Đất đai, thuế, Luật Du lịch, các cơ chế chính sách. TCDL phải liệt kê các cơ chế chính sách của mình cần thúc đẩy tầm vĩ mô, địa phương, doanh nghiệp thế nào.

Xúc tiến quảng bá tạo được hình ảnh tốt; thực hiện quy hoạch rộng; tăng cường số lượng và chất lượng sản phẩm; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tất cả phải đảm bảo phương châm của Du lịch Việt Nam: An toàn, thân thiện, chất lượng.

(*): Đầu đề là của tòa soạn

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Vai trò, vị trí của Du lịch ngày càng được khẳng định...! (*) - 2

Báo Du lịch (24/7/2014)

Xem thêm tại:

http://www.baodulich.net.vn/vn/official/tintuc/2788/B%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-Ho%C3%A0ng-Tu%E1%BA%A5n-Anh-Vai-tr%C3%B2-v%E1%BB%8B-tr%C3%AD-c%E1%BB%A7a-Du-l%E1%BB%8Bch-ng%C3%A0y-c%C3%A0ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%E1%BA%B3ng-%C4%91%E1%BB%8Bnh!-%28*%29-B%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-Ho%C3%A0ng-Tu%E1%BA%A5n-Anh.htm

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT