Bình Thuận phát triển làng nghề gắn với du lịch

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2030. 

Theo đó, chương trình sẽ xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với làng nghề trong vùng; phục hồi, tôn tạo các di tích liên quan đến giá trị văn hóa làng nghề truyền thống; tổ chức các tuyến du lịch làng nghề kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp... Tập trung quảng bá về các làng nghề, sản phẩm làng nghề, cơ sở sản xuất có tên tuổi của làng nghề trong các tuyến du lịch. Tổ chức liên kết chuỗi giá trị, phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Bình Thuận phát triển làng nghề gắn với du lịch - 1

Nghề làm nước mắm truyền thống ở Phú Hài, TP. Phan Thiết. Ảnh: Đoàn Sĩ

Chương trình cũng đề ra mục tiêu là phấn đấu công nhận mới từ 1 - 2 làng nghề truyền thống; phát triển từ 2-3 làng nghề gắn với du lịch. 100% người lao động trong làng nghề được đào tạo nâng cao kỹ năng nghề và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản; 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu…

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương rà soát, sắp xếp lại các làng nghề truyền thống phù hợp với các quy hoạch các cấp theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng và các quy định của pháp luật liên quan, đảm bảo đủ mặt bằng phục vụ sản xuất, bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới.

Bình Thuận phát triển làng nghề gắn với du lịch - 2

Nghề dệt truyền thống của người Chăm Bình Thuận. Ảnh: Đoàn Sĩ.

Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có hơn 10.000 cơ sở ngành nghề nông thôn đang hoạt động với hơn 50.300 lao động. Tính đến nay, Bình Thuận có 5 làng nghề đang hoạt động được UBND tỉnh công nhận, gồm Làng nghề bánh tráng Phú Long (huyện Hàm Thuận Bắc), làng nghề bánh tráng Chợ Lầu (huyện Bắc Bình), làng nghề đan lát hàng thủ công mỹ nghệ xã Đông Hà (huyện Đức Linh), làng nghề mía đường Tân Phúc (huyện Hàm Tân) và làng nghề gốm gọ Bình Đức (huyện Bắc Bình). 

Riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh có 3 làng nghề, đó là làng nghề gốm gọ Bình Đức, xã Phan Hiệp, làng nghề dệt thổ cẩm xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình và làng nghề dệt thổ cẩm xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc. Tuy nhiên, hiện chỉ còn làng nghề gốm Bình Đức đang hoạt động, 2 làng nghề còn lại đã ngưng hoạt động có nguy cơ bị xoá sổ.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đoàn Sĩ (Báo VOV)

CLIP HOT