Bão Covid cuốn bay ''mùa vàng'', chuyện ''từ ta qua tây'' trong 1 năm không du lịch

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Dân làng chài trở lại biển khơi, phòng chờ thương gia tại sân bay thành quán cà phê,... mọi thứ đều phải thay đổi và thích ứng khi đại dịch ập đến.

Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu với độ lây lan và sự nghiêm trọng đáng báo động. Gần như ngay lập tức, hoạt động du lịch trên khắp thế giới bị ngừng lại khi các quốc gia đóng cửa biên giới, các hãng hàng không đồng loạt hủy chuyến bay, các thành phố ra lệnh phong tỏa.

Đã 1 năm trôi qua, ngành du lịch khắp thế giới chống chọi và thích ứng với tình hình mới như thế nào? Mới đây, New York Times đã thực hiện chuỗi bài về các điểm du lịch nổi tiếng như Hội An, Changi, Alaska sau một năm vắng bóng du khách vì Covid-19.

Dân Hội An rời phố về biển

Ông Lê Văn Hùng (51 tuổi) là ngư dân có thâm niên trong nghề. Căn nhà của ông nằm dưới rặng dừa ven biển, nắng chiếu trên cao và sóng vỗ mạnh vào bờ. Sau hàng chục năm theo tàu ra biển, năm 2019, ông giải nghệ để giúp con gái mình quản lý nhà hàng ở Hội An.

Bão Covid cuốn bay ''mùa vàng'', chuyện ''từ ta qua tây'' trong 1 năm không du lịch - 1

Ông Lê Văn Hùng. Ảnh: Rehahn C/The New York Times.

Đầu năm 2020, Covid-19 thổi bay gần hết thực khách của quán. Cuối năm, bão to đổ bộ vào bờ, đánh sập và thổi luôn nhà hàng của họ. Giống như nhiều người Hội An khác, từng bỏ nghề cá để mở cơ sở kinh doanh, chạy bàn, lái tàu du lịch,... giờ đây ông phải trở lại biển cả để kiếm sống.

Ông Hùng thấp bé, nhưng là trụ cột của gia đình 6 người. Suốt thời gian dịch bệnh và sau cơn bão, nhà ông gần như không đủ tiền để sống qua ngày. Tháng 2 năm nay, sóng nhẹ lướt lăn tăn trên mặt biển, ông thấy đã đến lúc thích hợp để trở lại nghề cá - nghề mà ông giỏi nhất.

Bão Covid cuốn bay ''mùa vàng'', chuyện ''từ ta qua tây'' trong 1 năm không du lịch - 2

Ông Hùng ăn sáng trước khi ra khơi, đánh cá. Ảnh: Rehahn C/The New York Times.

Bão Covid cuốn bay ''mùa vàng'', chuyện ''từ ta qua tây'' trong 1 năm không du lịch - 3

Ông đang lựa cá bắt được từ lưới sau buổi đi biển. Ảnh: Rehahn C/The New York Times.

Sáng sớm, khi Mặt Trời vừa mọc, ông chèo chiếc thuyền gỗ ra khơi 350 mét, vùng nước trong vắt và ánh lên màu xanh như ngọc. Ông quăng lưới tóm trọn vùng biển rộng đến 500 mét, kéo lên bao nhiêu là tôm cá.

Ông Hùng lớn lên tại Hội An, cộng đồng có hàng thập kỷ sống cùng nghề biển và làm nông. Nơi đây là một khu phố có kiến trúc kiểu Trung Hoa, Nhật Bản cổ xưa và điểm xuyết vài nét từ thời Pháp thuộc. Với lợi thế này, Hội An trong 15 năm qua nhận được nguồn đầu tư lớn từ trong nước lẫn quốc tế để phát triển du lịch.

Du khách kéo đến đây ngày càng đông, dẫn đến hàng trăm nhà hàng, khách sạn và cửa hiệu mọc lên để đáp ứng nhu cầu lớn, dân địa phương cũng bỏ việc cũ để lao vào cơn sốt lữ hành.

Bão Covid cuốn bay ''mùa vàng'', chuyện ''từ ta qua tây'' trong 1 năm không du lịch - 4

Trong lúc chờ biển lặng, ông kiểm tra lại lưới đánh cá. Ảnh: Rehahn C/The New York Times.

Bão Covid cuốn bay ''mùa vàng'', chuyện ''từ ta qua tây'' trong 1 năm không du lịch - 5

Sự tĩnh lặng của biển giúp tâm hồn ông được thư giãn sau ngày tháng xô bồ, nhưng như vậy sẽ không tốt cho kinh tế gia đình ông trong thời gian này. Ảnh: Rehahn C/The New York Times.

Thế nhưng, đại dịch xuất hiện đã giáng một đòn rất mạnh vào khu phố cổ này, bởi Hội An quá lệ thuộc vào khách nước ngoài. Năm 2019, có đến 4 triệu trong số 5,35 triệu khách đến Hội An là người nước ngoài.

Năm 2017, ông Hùng đi vay tiền họ hàng để mua bàn ghế, nội thất cho quán ăn ngoài trời của gia đình. Con gái ông đảm nhiệm chuyện bếp núc, còn hai cậu con trai lo chuyện dọn dẹp, rửa chén. Sau 2 năm mở quán, ông Hùng chính thức bỏ nghề cá.

Bão Covid cuốn bay ''mùa vàng'', chuyện ''từ ta qua tây'' trong 1 năm không du lịch - 6

Ở khu ông Hùng, nhiều người đã ra khơi từ nửa đêm để tìm kiếm kế sinh nhai trong giai đoạn khó khăn. Ảnh: Rehahn C/The New York Times.

Ở nhà bán hàng ăn ông kiếm được 15 triệu đồng/ tháng, gấp 5 lần mức thù lao từ nghề đi biển. 

Nhưng giờ hàng quán trống không vì Covid-19, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đóng biên giới từ tháng 4/2020. Đợt bùng dịch thứ 2 diễn ra vào tháng 7/2020 tại Đà Nẵng, vào lúc mọi người đang hy vọng hồi sinh du lịch nội địa, khiến mọi thứ lại chìm vào vô vọng.

Số tiền tiết kiệm gần cạn, ông Hùng biết rằng mình phải quay lại biển. Ở nhà, con gái ông bán hàng qua mạng để kiếm thêm, trang trải cuộc sống. Ông trải lòng: “Chúng tôi thấy hy vọng, dù không biết ngày mai sẽ ra sao.”

Sẵn sàng đón khách dù chẳng ai đến

2 năm trước, sân bay Changi của Singapore được nâng cấp và trở thành khu phức hợp mua sắm, giải trí trị giá 1,3 tỷ đô la, ghi nhận nhiều kỷ lục như rạp phim và thác nước trong nhà lớn nhất thế giới. Đẳng cấp vượt trội và mang tính biểu tượng, Changi được bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới trong 7 năm liên tục, đón 63,8 triệu khách trong năm 2019.

Covid-19 ập đến khiến lưu lượng tại đây giảm đến 83%, lợi nhuận ròng giảm 36% còn 327 triệu đô, nhà ga thứ 5 phải tạm ngừng thi công vì không có khách và tiền. Tháng 1 năm 2020, 33.000 chuyến bay cất cánh từ Changi. Tháng 1 năm 2021, con số này chỉ còn 7.500.

Để đối phó với thực tế này, sân bay quyết định tập trung vào thị trường duy nhất của mình: cư dân Singapore. Ngay cả trước Covid-19, dân địa phương cũng đã đổ xô đến sân bay để ăn uống, mua sắm và học tập, làm việc.

Các nhà điều hành sân bay đã cung cấp “glamping”, go-kart và chuyển đổi Changi Lounge thành một không gian làm việc, ngỏ lời mời phụ huynh đưa con mình đi ăn, chơi và tham quan giáo dục tại đây.

Bão Covid cuốn bay ''mùa vàng'', chuyện ''từ ta qua tây'' trong 1 năm không du lịch - 7

Gần như không một bóng người tại Sân bay Changi những ngày này, trong khi nơi đây đạt giá trị 1,3 tỷ đô vào năm 2019. Ảnh: Lauryn Ishak/The New York Times.

Changi Lounge, một trong những phòng chờ cao cấp của sân bay được xây dựng nhằm mục đích nhắm đến khách hạng sang, cho phép nhóm người này có thể nghỉ ngơi và trải nghiệm dịch vụ trước giờ bay. Giờ đây, Changi Lounge tự quảng bá mình là “môi trường yên tĩnh để làm việc”.

Trưởng phòng nhân sự Alyss Leow (36 tuổi), thường xuyên làm việc tại quán cafe trong khu phòng chờ cao cấp này. Suốt 3 tháng qua, cô chỉ nhận được mức lương 200 đô. Cô cho biết: “Có những ngày tôi muốn ra khỏi nhà và đây là nơi làm việc tuyệt vời, nó khiến tinh thần tôi cảm thấy thoải mái.”

Bão Covid cuốn bay ''mùa vàng'', chuyện ''từ ta qua tây'' trong 1 năm không du lịch - 8

Nhóm người cùng làm việc tại phòng chờ cao cấp ở sân bay, thay vì ở nhà hay đến văn phòng. Đây cũng là điều mà sân bay muốn hướng đến, nhằm tìm nguồn doanh thu từ khách nội địa. Ảnh: Lauryn Ishak/The New York Times.

Các nhà phân tích cho biết rằng những nỗ lực chủ yếu là các biện pháp tạm thời để giúp sân bay không bị ngừng hoạt động, cầm chừng cho đến khi du lịch sôi động trở lại. Điều đó có nghĩa là, chúng không cải thiện được tình hình doanh thu so với hoạt động hàng không.

Bão Covid cuốn bay ''mùa vàng'', chuyện ''từ ta qua tây'' trong 1 năm không du lịch - 9

Phần lớn các khu vực ở Sân bay Changi “trùm mền” ngủ đông, chờ dịch đi qua để tái khởi động du lịch. Ảnh: Lauryn Ishak/The New York Times.

Bão Covid cuốn bay ''mùa vàng'', chuyện ''từ ta qua tây'' trong 1 năm không du lịch - 10

Trước Covid-19, du khách đến Sân bay Changi luôn chuẩn bị tinh thần phải chờ xếp hàng dài vì tình trạng quá tải, nhưng giờ thì không còn nữa. Ảnh: Lauryn Ishak/The New York Times.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực này, doanh thu tạo ra cũng không so sánh được với du lịch. "Đây chỉ là cách đối phó ngắn hạn, không thể duy trì mãi hoạt động này về lâu dài", Nitin Pangarkar, giám đốc học thuật của chương trình M.B.A. của Đại học Quốc gia Singapore, nhận định.

Rạp chiếu phim, cửa hàng miễn thuế cùng nhiều hạng mục khác phục vụ khách quá cảnh vài giờ, đã phải đóng cửa và chìm trong im lìm. Khách xuất ngoại không còn nhiều, nhân viên uể oải gõ bàn phím cho những chuyến bay lẻ tẻ. Changi vẫn rất hoành tráng và hào nhoáng, luôn sẵn sàng đón những vị khách không đến.

Cảng du lịch “tự cung tự cấp”

Thông thường vào khoảng thời gian này, cư dân Skagway, bang Alaska của Mỹ chuẩn bị cho một mùa hè thật năng suất. Đây là chuyện nghiêm túc và không ai xem nhẹ nó, chỉ trong một mùa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, họ sẽ kiếm đủ tiền cho cả năm.

Bão Covid cuốn bay ''mùa vàng'', chuyện ''từ ta qua tây'' trong 1 năm không du lịch - 11

Du lịch là ngành công nghiệp duy nhất ở Skagway, bang Alaska. Phố Broadway là con đường chính của nơi này, giờ đã vắng bóng người. Ảnh: Christopher Miller/The New York Times.

Một ngày hè bất kỳ sẽ có khoảng 13.000 hành khách xuống tàu du lịch để hòa mình vào bầu không khí của thị trấn thời kỳ Cơn sốt vàng ở phía đông nam Alaska, nơi được bao quanh bởi sông băng, núi, vịnh hẹp và vùng hoang dã của Rừng quốc gia Tongass.

Mặc dù dân số chỉ khoảng 1.000 người, nhưng trước đại dịch Skagway là cảng tàu du lịch được khách ghé nhiều thứ 18 trên thế giới, góp 160 triệu USD vào nền kinh tế mỗi năm. Hè năm 2020, Skagway dự kiến ​​sẽ có 1,3 triệu khách du lịch tản bộ xuống Broadway, con phố chính gồm các tiệm bánh và khách sạn lịch sử đã trở thành các cửa hàng lưu niệm. 

Bão Covid cuốn bay ''mùa vàng'', chuyện ''từ ta qua tây'' trong 1 năm không du lịch - 12

Cần cẩu bị bỏ không tại bến tàu du lịch không một bóng người ở Skagway. Vào một ngày hè cao điểm, có tới 4 tàu du lịch thường xuyên cập bến với hàng ngàn du khách tràn ngập đường phố. Ảnh: Christopher Miller/The New York Times.

Covid-19 đã biến Skagway từ thị trấn bùng nổ du lịch thành một “thị trấn ma”. Không có chuyến tàu du lịch nào vào năm 2020 và năm 2021 cũng tương đối ảm đạm. Đại dịch không chỉ phá hủy nền kinh tế du lịch của nơi đây, mà còn cắt đứt kết nối của Skagway với phần còn lại của thế giới. Con đường duy nhất ra khỏi nơi đây, dẫn đến thị trấn biên giới của Canada hiện đang đóng cửa.

Để tránh một cuộc di cư ồ ạt, thị trấn đã nảy ra một ý tưởng độc đáo. Thay vì dành ngân sách để thúc đẩy các hoạt động của thành phố, Skagway quyết định chia phần lớn tiền cho người dân. Cụ thể, mỗi cư dân bất kể tuổi tác sẽ nhận được 1.000 USD hàng tháng từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2020, với một điều kiện: họ phải tiêu tiền trong thị trấn.

Bão Covid cuốn bay ''mùa vàng'', chuyện ''từ ta qua tây'' trong 1 năm không du lịch - 13

Cửa hàng Phần cứng Skagway là một trong những nơi mà người dân có thể chi tiêu đến 1.000 USD mỗi tháng, là một phần của gói kích cầu tiêu dùng tại thị trấn. Ảnh: Christopher Miller/The New York Times.

Định nghĩa tiêu tiền, đó có thể là sử dụng để trả một khoản thế chấp, mua hàng tại các cửa hàng ở Skagway, đồ dùng trang trí nhà cửa tại cửa hàng trang thiết bị và nội ngoại thất, hay thậm chí là giao dịch tại cửa hàng cho thuê DVD,...

Giải thích cho việc làm, Jaime Bricker, đại diện hội đồng thành phố, cho biết rằng cách này giúp dòng tiền vẫn lưu thông bên trong nội bộ thị trấn, giúp duy trì kinh doanh cho tới khi khách du lịch quay trở lại. Bên cạnh đó, các ý tưởng như phân phối vaccine đều cho mọi người, trả bảo hiểm y tế cho cư dân, trợ vốn cho các “ngân hàng thực phẩm”,... cũng được đánh giá cao.

Bão Covid cuốn bay ''mùa vàng'', chuyện ''từ ta qua tây'' trong 1 năm không du lịch - 14

Jaime Bricker, đại diện hội đồng thành phố, là người đưa ra ý tưởng “cho tiền” để dân tiêu, nhằm vực dậy hoạt động kinh doanh của thị trấn. Ảnh: Christopher Miller/The New York Times.

Bất chấp các nỗ lực của giới lãnh đạo, thị trấn vẫn phủ màu u ám, các doanh nghiệp vẫn hoạt động cầm chừng vì doanh thu không đủ để bù lại chi phí bỏ ra. Bà Bricker nói: “Hộ kinh doanh ở đây đã quen với nhịp sống vội vã và dòng tiền khổng lồ từ du lịch mang lại. Tuy vậy, gói hỗ trợ của thành phố vẫn tạo động lực nhất định, giúp mọi người lạc quan hơn về tương lai.”

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Quang Niên (The New York Times)

CLIP HOT