Du thuyền Vịnh Hạ Long áp dụng tiêu chuẩn an toàn VR-SB

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trước nhu cầu du lịch tăng cao và yêu cầu đảm bảo an toàn hàng hải, các đơn vị khai thác du thuyền tại Vịnh Hạ Long đang áp dụng tiêu chuẩn cấp tàu VR-SB - chuẩn cao nhất dành cho phương tiện thủy nội địa Việt Nam.

Tiêu chuẩn VR-SB cho phương tiện thủy nội địa

Theo quy định của Cục Đăng kiểm Việt Nam, tàu cấp VR-SB (Sông Biển) được phép hoạt động trên tất cả vùng lãnh hải cách bờ không quá 12 hải lý, vượt trội so với tàu cấp VR-SI chỉ hoạt động trong vùng biển hạn chế.

Để đạt chuẩn VR-SB, du thuyền phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe về thiết kế kết cấu, độ ổn định, trang thiết bị hàng hải và hệ thống an toàn.

Du thuyền Vịnh Hạ Long áp dụng tiêu chuẩn an toàn VR-SB - 1

Yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt

Về kết cấu và khả năng chịu sóng gió: Thân tàu phải chịu được sóng cao tới 2,5 mét, cao hơn mức 2,0 mét của cấp VR-SI. Các yếu tố như chiều cao mạn khô, áp suất gió 324 Pa, vận tốc gió 24 m/s đều được kiểm định kỹ lưỡng để giảm thiểu nguy cơ nghiêng hoặc lật tàu.

Về trang thiết bị hàng hải: Tàu bắt buộc trang bị hệ thống định vị và liên lạc hiện đại gồm radar, AIS, NAVTEX, la bàn từ lái, máy đo sâu, VHF cầm tay và EPIRB. Tất cả thiết bị phải vận hành 24/7 với khả năng phản ứng nhanh khi sự cố.

Về hệ thống cứu sinh: Tàu phải có đủ phao bè tự thổi, xuồng cứu sinh, áo phao cho toàn bộ hành khách và thủy thủ đoàn, được bố trí hợp lý để đảm bảo thoát hiểm nhanh chóng.

Về phòng cháy chữa cháy: Hệ thống PCCC theo từng vùng và tầng, bao gồm vách ngăn, cửa chống cháy đạt chuẩn, hệ thống phát hiện và dập cháy tự động.

Du thuyền Vịnh Hạ Long áp dụng tiêu chuẩn an toàn VR-SB - 2

Mở rộng cơ hội du lịch biển

Việc đạt tiêu chuẩn VR-SB không chỉ minh chứng năng lực kỹ thuật và cam kết an toàn, mà còn mở ra cơ hội mở rộng hải trình ra các vùng biển ven bờ như Cát Bà, Quan Lạn, hay kết nối giữa các cảng du lịch nội địa.

Đây cũng là bước tiến để ngành du thuyền Việt Nam tiệm cận các tiêu chuẩn vận hành tàu khách quốc tế. Tại Vịnh Hạ Long, Grand Pioneers là cặp du thuyền nghỉ dưỡng đạt được tiêu chuẩn này.

Trong bối cảnh thời tiết ngày càng khó lường, việc sở hữu du thuyền đạt chuẩn cao nhất về an toàn được coi là chìa khóa giữ vững niềm tin và tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế trên vùng vịnh di sản.

 

Theo khoản 4, Điều 3, Luật Giao thông đường thủy nội địa quy định rõ: "Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải". 

Vì vậy những tuyến nằm ở trong vùng vịnh hoặc các cửa sông, tuyến bờ ra đảo gần trong vòng 12 hải lý đều được coi là tuyến đường thủy nội địa.

Tại Phụ lục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa, được bổ sung sửa đổi nhiều lần, chia phương tiện thành các cấp phương tiện khác nhau bao gồm cấp VR-SB, VR-SI, VR-SII, VR-SIII. 

Cụ thể, tuyến ven biển VR- SB thì chiều cao sóng là 2,5m, VR- SI là 2m và VR- SII là 1,2m. Tương tự, cấp tàu cũng được phân cấp theo chiều cao sóng lớn nhất tương ứng với từng cấp là: VR-SB: 2,50 m; VR-SI: 2,00 m; VR-SII: 1,20 m.

Căn cứ vào các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nói trên thì vùng Vịnh Hạ Long là vùng sông VR- SII (vùng có chiều cao sóng 1,2m). Vì vậy, các phương tiện thủy nội địa cấp VR-SII, VR-SI, VR-SB phù hợp hoạt động tại Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét, điều chỉnh, bổ sung Luật Đường thủy nội địa, các quy chuẩn về tàu thủy trước những diễn biến cực đoan của thời tiết.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thạch An

CLIP HOT