NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20.11.2010) GIỮ VỮNG TRUYỀN THỐNG “TÔN SƯ, TRỌNG ĐẠO”

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20.11.2010) GIỮ VỮNG TRUYỀN THỐNG “TÔN SƯ, TRỌNG ĐẠO” - 1Dân tộc ta vốn có truyền thống văn hoá lâu đời, tiếp thu những tinh hoa của các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt, trong việc giáo dục con người từ nhỏ tới lớn, từ lớp học ra đường đời...Những lời dạy dỗ, căn dặn, của cha mẹ, anh chị đã trở thành những bậc thang quý giá cho một con người. Từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành. Đó chính là đạo đức của con người Việt Nam.

Ảnh: Giờ học của Lớp Du lịch khóa 15, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Trong các đạo đức được giáo dục, bổ sung của các bậc cha mẹ, anh chị, thầy cô... có đạo đức sống làm người, lao động và học tập để trở thành người tốt, người có ích cho xã hội.

Từ đạo đức tôn kính, biết ơn cha mẹ.

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Đến đạo đức đối với người có công dạy dỗ

Nhất tự vi sư,

Bán tự vi sư

(Một chữ cũng là thầy

Nửa chữ cũng là thầy)

Tôn sư trọng đạo

(Tôn vinh thầy, trọng con đường học vấn...)

Không thầy, đố mày làm nên

(Khẳng định vai trò của người thầy trong giáo dục đạo đức các thế hệ sống làm người)

* *

*

Từ ngàn xưa, các bậc cha mẹ, anh chị đều luôn nhắc cháu con phải biết tôn sư trọng đạo. Đó là đạo lý làm người. Biết bao lãnh tụ, danh nhân... luôn luôn kính trọng, yêu quý, nhớ đến thầy cô giáo đã có công giáo dục nhắc nhở mình sống và học để trở thành người có ích. Ai cũng hiểu rằng tôn kính thầy giáo thì con đường rèn luyện đạo đức của mình sẽ phát triển tốt đẹp.

Đáng tiếc, ngày nay hiện tượng thiếu “Tôn sư, trọng đạo” lại khá phổ biến, thật đau lòng.

Cha mẹ không nhắc nhở con em phải kính yêu thầy cô, từ cách ăn nói xưng hô đến việc học hành cho thật tốt để vui lòng thầy, đối xử với bạn bè thân ái chan hòa hằng ngày học tập cho thầy cô có thể đem kiến thức cho học trò. Bố mẹ không nhắc nhở, không chăm lo cách sống, cách học của con làm liên lụy đến thầy cô giáo, danh dự của nhà trường. Cha mẹ cũng ít quan tâm đến đời sống tinh thần mà cũng bỏ mặc các giáo viên còn khó khăn. Họ không tôn trọng yêu quý thầy cô giáo, thì khó lòng mà con cái họ biết “Tôn sư, Trọng đạo”.

Điều đáng buồn nhất là học trò lêu lổng, thầy cô giáo có lỗi, nhưng trước tiên việc quản lý của gia đình với con cái thì quá tệ. Đẩy được con ra đường là hết trách nhiệm có đi học hay đi chơi game, có học bài, hay đi lêu lổng, có yêu quý thầy cô, bạn bè hay đã trở thành những đứa con đánh thầy, chửi bạn... họ lo kiếm tiền làm ăn bỏ mặc con lêu lổng.

Học trò hư thì cả nhà trường và gia đình cùng phải chung tay quản lý, dạy dỗ... đó cũng là trách nhiệm gia đình đối với đạo đức “Tôn sư, trọng đạo”.

Thầy cô giáo hết lòng dạy dỗ con em mình nên người, chúng ta cũng phải dạy dỗ chăm sóc con mình biết yêu quý thầy cô, nghe lời thầy cô, chăm học để trở thành người tốt. Xã hội phải hết sức chăm lo cuộc sống, tinh thần vững chắc cho thầy cô giáo yên lòng giảng dạy, dạy dỗ, đào tạo một lớp người có ích.

“Tôn sự, trọng đạo” là đạo đức của cha mẹ dạy con cái là trách nhiệm của xã hội và là mong ước của thầy cô đối với gia đình và xã hội.

Đ.P

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT