HÀNH TRÌNH VỀ PẮC PÓ

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

 HÀNH TRÌNH VỀ PẮC PÓ - 1Trong những ngày cuối tháng Tư lịch sử, khi Thành phố Hồ Chí Minh đang tưng bừng kỷ niệm 36 năm ngày thống nhất đất nước, cũng là lúc Thầy, Cô trường PTTH Trần Khai Nguyên – Quận 5 – TP Hồ Chí Minh lên đường ra Hà Nội, để bắt đầu cho chuyến đi Đông Bắc tìm lên Cao Bằng nơi có Khu Di tích Pác Pó Huyền Thoại, mà ai cũng từng mơ ước một lần ghé thăm...

 

 

Sau hơn 1 giờ 30 phút vượt màn trời đêm trên chiếc Phi cơ Boeing 777, Đoàn xuống Phi trường Nội Bài - Hà Nội, đồng hồ đang chỉ 23h00, Tiếp viên Hàng không thông báo nhiệt độ bên ngoài lúc này là 26 độ, điều kiện thật lý tưởng, hình như thiên nhiên cũng muốn bày tỏ sự đồng cảm với những người đang mang trong lòng một tình cảm vô vàn kính yêu với vị Cha già của dân tộc.

Sở dĩ Đoàn chọn chuyến bay đêm, vì để sáng sớm cùng tập trung tại Quảng trường Ba Đình, nơi Bác đang yên nghỉ để dự Lễ Chào cờ buổi sáng trong tiếng Quốc ca hùng tráng.

Sau chặng đường quanh co núi đèo Đông Bắc, Đoàn đã đặt chân lên đất Cao Bằng, hay còn gọi là xứ nhà trời. Nơi có thác Bản Giốc đẹp và hùng vĩ nhất Việt Nam, đứng hàng thứ tư trên thế giới (Sau thác Iguazu giữa Brasil - Argentina, thác Victorya nằm giữa Zanbia - Zambabwe; và thác Niagara giữa Canada và Hoa Kỳ) và dòng Bằng Giang bắt nguồn từ tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, sau khi du ngoạn 90 km trên lãnh thổ Việt Nam, lại chảy vào nước bạn tại cửa khẩu Tà Lùng, xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hoà, phía Đông Nam Cao Bằng.

HÀNH TRÌNH VỀ PẮC PÓ - 2

Chúng tôi chọn khách sạn Bằng Giang, khách sạn 3 sao lớn nhất Thị xã Cao Bằng để qua đêm, sáng hôm sau đoàn khởi hành sớm trực chỉ Pắc Pó, đoạn đường chỉ hơn 50 km, nhưng chúng tôi phải mất hơn 2 giờ đồng hồ mới đến được nơi mọi người từng mong đợi.

Pác Pó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nằm sát biên giới Việt-Trung, cách thị xã Cao Bằng hơn 40 km. Pác Pó theo tiếng địa phương có nghĩa là “đầu nguồn” cũng là nơi đầu nguồn của Cách mạng Việt Nam.

Ngày 5 tháng 6, năm 1911, tại Bến cảng Nhà Rồng người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lên chuyến tàu Amiral Latouche Tréville dấn thân vào cuộc hành trình 30 năm bôn ba sứ người để tìm chân lý cách mạng, để rồi đến năm 1941 người đã vượt qua cột mốc biên giới 108 để trở về đất mẹ thân yêu. Và điểm đầu tiên người dừng lại là Pắc Pó, tại đây người đã vạch ra Luận cương Chính trị chỉ đạo cho phong trào đấu tranh và giải phóng dân tộc Việt Nam.

Được nhân dân địa phương hướng dẫn, ngày 8/2/1941, Bác chọn hang Cốc Bó làm nơi nghỉ. Hang Cốc Bó vốn là kho chứa lúa và nông cụ của gia đình Ông Lý Quốc Súng người dân tộc Tày ở địa phương. Từ hang, có con đường dẫn sang bên kia biên giới và phía dưới chân núi có một con suối chảy ngang... Nhìn dòng suối màu xanh ngọc, đẹp lung linh như ở chốn đào nguyên, Bác nói với mọi người: “Mình vừa nẩy ra cái ý hay, dòng suối này của ta đẹp quá, trong xanh như ngọc, lại bắt nguồn từ đây, nên đặt tên là suối Lê Nin. Còn ngọn núi hùng vĩ phía sau, bên phải kia, chúng ta gọi là núi Các Mác...”

Non xa xa, nước xa xa

Nào phải thênh thang mới gọi là

Đây suối Lê Nin, kia núi Mác

Hai tay gây dựng một sơn hà .

Ở Pắc Pó, Bác Hồ đã sống những ngày tháng gian lao cơ cực với “cháo bẹ, rau măng” trong sự đùm bọc của đồng bào Tày, Nùng... thấu hiểu tấm lòng cũng như nỗi khổ của đồng bào ta chìm trong bóng tối nô lệ. Tại hang Pác Pó, Bác Hồ tự sắp xếp nơi nằm nghỉ, chỗ nấu cơm, đun nước lá cây ổi uống thay chè. Bác tự kê mấy hòn đá thành cái bàn để dịch lịch sử Cách mạng Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ Cách mạng… Bác kêu gọi mọi người tăng gia sản xuất để tự túc lương thực. Ở Pác Pó cho đến bây giờ, người dân vẫn coi trọng trồng hai loại cây mà Bác đem về trồng ở Pác Pó là cây cải xoong và cây ớt. Cuộc sống của Bác kham khổ đạm bạc, cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô sợ không đủ sức khỏe nên các đồng chí cán bộ bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy, Bác kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua, mấy cán bộ đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng, Bác vẫn không nghe. Bác hỏi anh em: “Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?”. Mọi người trả lời: “Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon”. Bác bảo: “Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quý”.

Đầu tháng 4-1941, một số cán bộ bẫy được chú gà lôi. Các anh xin phép Bác được thịt gà. Bác nhất trí. Anh em hớn hở vì nghĩ hôm nay sẽ được cải thiện một bữa ra trò. Nhưng khi làm thịt gà, Bác chỉ cho phép lấy bộ lòng để nấu một bữa tươi. Còn tất cả băm thật nhỏ cho nhiều muối và ớt rang mặn lên để vào ống tre ăn dần trong các bữa sau. Bác còn dặn, nhớ để phần cho những chú đang đi công tác cơ sở chưa về. Chỉ một miếng ăn nhỏ lạ miệng, Người cũng không quên anh em vắng nhà.

Có lần, cụ Dương Văn Đình (bố Đồng chí Dương Đại Lâm) thấy Bác gầy yếu, tóc bạc, ai cũng xót xa. Cụ Dương Văn Đình đã cho người nhà nấu cháo và bưng đến một bát cháo trứng gà mời Bác. Bác hỏi: “Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ?”. “Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo”. “Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à?”. Mọi người phải thú thực vì thấy Bác mệt nên mới làm mời Bác thôi. Bác không bằng lòng bảo với mọi người: “Các đồng chí làm Cách mạng, tôi cũng làm Cách mạng, tại sao tôi lại được đặc biệt hơn các đồng chí? Cách mạng gian khổ phải cùng nhau chịu đựng, mọi người ăn sao tôi ăn vậy”.

Giữa bộn bề gian khó nhưng Bác vẫn cho ra được những vần thơ bất hủ .

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vn sn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời Cách mạng thật là sang

Chia tay hang Cốc Bó chúng tôi tiếp tục đến thăm mộ Anh Kim Đồng .Tên thật của Anh là Nông Văn Dền một thiếu niên người dân tộc Nùng. Sinh năm 1928 ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà,  huyện  Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Năm 12 tuổi, anh được gặp Bác Hồ và sớm được giác ngộ Cách mạng và là người Đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Nhận nhiệm vụ giao liên đưa đón cán bộ Cách mạng, chuyển thư từ.

Năm 1943, trong một lần đi giao liên, Kim Đồng phát hiện có giặc, anh đã mưu trí đánh lạc hướng giặc để đồng đội về tới nơi an toàn. Nhưng sau đó, anh đã anh dũng hy sinh vào ngày 15/02/1943. Hôm nay, chúng tôi đến đây để thắp lên những nén hương tưởng niệm công ơn của một vị thiếu niên anh hùng ngã xuống vì sự tự do của dân tộc khi tuổi đời vừa mới 14 xuân xanh.

Tạm biệt Quệ Hương Pắc Pó trong cái nắng chói chang của xứ sở Cao Bằng, trong lòng mọi người vẫn còn lưu luyến mãi hang Cốc Bó, suối Lê Nin nơi ngọn nguồn cuộc Cách mạng Việt Nam, trên đoạn đường thuộc dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Pắc Pó – Tuyên Quang sẽ hoàn thành trong nay mai, tạo điều kiện thuận lợi cho những chương trình theo chân Bác từ Pắc Pó đến Chiến khu Việt Bắc và Thủ đô Hà Nội.

TT

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT