DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG GẮN VỚI DU LỊCH

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG GẮN VỚI DU LỊCH - 1

 

 

Đầu tháng 8.2011, tại Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tân Biên, Tây Ninh) đã diễn ra cuộc Hội thảo “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích Trung ương Cục miền Nam”. Các cán bộ lão thành, các cán bộ đã từng sống và chiến đấu tại Căn cứ Trung ương Cục miền Nam – trong đó có Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã đến dự

 

Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh và Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch dự kiến sẽ mở rộng Khu Di tích hiện nay, đầu tư 500 tỷ đồng để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, nhằm giáo dục truyền thống cho lớp trẻ nối tiếp. Dự án cũng đưa ra các phương án xây dựng các khu vực du lịch, nghỉ dưỡng, tham quan, hội thảo…

Các đại biểu đã đưa các bài học về thu hút du khách của các điểm tham quan du lịch, như: Đầm Sen, Suối Tiên, Địa đạo Củ Chi… và đề nghị Khu Di tích Lịch sử Trung ương Cục miền Nam phải làm tốt cả hai việc: thu hút du khách tham quan Khu Di tích và điều kiện để du khách đến Khu Di tích một các hấp dẫn, thoải mái. Các đại biểu cũng nhấn mạnh, việc bảo tồn và phát triển khu di tích phải dựa vào sự phát triển của Khu Du lịch với các công trình tham quan, vui chơi, nghỉ dưỡng…

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát biểu, hoan nghênh ý định phát triển du lịch bên cạnh Khu Di tích Lịch sử, lấy kinh phí từ du lịch để góp phần tôn tạo, bảo vệ Khu Di tích – nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay. Đồng chí Phan Văn Khải cũng nhắc nhở: việc phát triển Khu Di tích và Khu Du lịch phải khoa học, tôn trọng lịch sử… không được để những sinh hoạt du lịch chen lấn Khu Di tích Lịch sử.

Khu Di tích Lịch sử Trung ương Cục miền Nam cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150 km. Tại khu rừng này có 3 căn cứ lịch sử: Trung ương Cục, Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời. Tại khu rừng này, chúng ta giữ được những vùng cây lớn, dày đặc, xanh tươi như trước khi bị bom đạn Mỹ đánh phá. Chúng ta cũng đã tạo cơ sở tốt cho nhiều thú rừng trở lại sinh sống, tạo các loại cây trái của rừng kháng chiến, hoa rừng…

Ở Khu Di tích, đã phục chế nơi ở, làm việc của các vị trong Trung ương Cục, Mặt trận và Chính phủ với nhà ở, giếng nước, lò Hoàng Cầm, giao thông hào…

Tuy nhiên, số lượng du khách đến đây còn ít và chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ thời kháng chiến chống Mỹ, thanh thiếu niên ham mê tìm hiểu về truyền thống thống Cách mạng. Chúng ta chưa thu hút được nhân dân cả nước, các tổ chức và cá nhân khác đến thăm, tìm hiểu về căn cứ cách mạng.

Từ Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh chưa có xe đưa du khách đến căn cứ truyền thống. Tại căn cứ, chưa có nơi nghỉ chân, nơi ăn ở phù hợp, thiếu khu vui chơi, giải trí phục vụ du khách có nhu cầu dừng chân lâu hơn, thiếu cả khu trồng rừng với các cây thời kháng chiến, với các thú rừng đã sống cùng cán bộ, chiến sĩ, mà nay đã mai một.

Đó là trách nhiệm đã được trao cho Ngành Du lịch nghiên cứu, tổ chức để thu hút ngày càng đông đảo nhân dân với điều kiện dễ dàng, thoải mái vừa đến thăm Khu Di tích Cách mạng, vừa nghỉ dưỡng, vui chơi sau những ngày làm việc căng thẳng…

Đ.P

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT