Đem TP.HCM đến gần hơn với độc giả

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Theo tác giả Tống Phước Bảo, dù bất kì nơi đâu, người Sài Gòn - TP.HCM cũng giữ nguyên được sự tươi mới, năng động, và tình cảm. Điều này là một lát cắt mới mà tác giả muốn đem đến cho độc giả đó là biên độ không gian mở ra thì sự thấu hiểu cũng sẽ sâu rộng hơn. Hiểu nhiều thì lại thương nhiều.

Biết vọng cố hương, biết thương xứ mình là tên tập tản văn mới nhất, đồng thời là cuốn sách thứ ba viết về Sài Gòn - TP.HCM, xuất bản trong 2 năm trở lại đây của nhà văn Tống Phước Bảo. Đây là một bước đi tiếp theo của nhà văn này trên con đường đem Sài Gòn - TP.HCM đến gần hơn với độc giả.

So với những cảm xúc của một “thị dân chính gốc” với mảnh đất đã “ấp yêu” mình hơn 30 năm (tập tản văn và truyện ngắn Sài Gòn còn thương thì về) và góc nhìn của một người con của thành phố sau quãng lắng vì cơn dịch bệnh (tập truyện ngắn Hỗn kỳ đài), thì trong tập tản văn mới này, Tống Phước Bảo đã mở rộng biên độ cả chiều sâu nội dung đến không gian và hình thức thể hiện (du ký). 

Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa bạn đọc đến nhiều thân phận trên mảnh đất này hơn nữa đung như quan niệm của anh: “Mỗi thân phận làm nên một câu chuyện mà thiếu họ có lẽ Sài Gòn sẽ chẳng còn là Sài Gòn”.Đem TP.HCM đến gần hơn với độc giả - 1

Trong Biết vọng cố hương, biết thương xứ mình (32 tản văn) độc giả vẫn bắt gặp hình ảnh của một Sài Gòn - TP.HCM chân tình, mộc mạc, bao dung, hào sảng, nhưng nó đã đi sâu hơn vào những con hẻm và phận đời xa xứ. Và từ chiều sâu của những con hẻm và phận đời xa xứ đó, nhà văn đã bao quát một Sài Gòn rộng mở và bao dung đúng nghĩa theo bản tính của người Sài Gòn.

Một hướng tiếp cận mới trong tập tản văn này đó là tác giả đã tập hợp nhiều bài tản văn viết về Sài Gòn qua ẩm thực đa dạng của mọi vùng miền trên đất này. Theo tác giả, không đâu dễ dàng kiếm các món Bắc Trung Nam lẫn món Tây món Tàu như Sài Gòn, từ thắng cố, gà mông, lẩu Lào (Chút ấm áp ngày se lạnh); bì da heo (Nghe mưa nhớ vị xưa); đến cơm tấm ma, sủi cảo “xuyên đêm”, chè “âm phủ” (Sài Gòn một vòng ấm lòng giữa đêm); hủ tiếu của người Hoa (Liêu xiêu hủ tiếu Sài Gòn)…

Trong ẩm thực đa dạng của các vùng miền ở Sài Gòn cũng phải kể đến những món ăn mang nỗi niềm nhớ quê của nhưng người tứ xứ đổ về đây mưu sinh. Chẳng hạn như: thịt heo ngâm mắm, bánh thuẫn, bánh nổ, (Biết vọng cố hương biết thương xứ mình); Canh tép rong nấu đọt nhãn lồng (Thương món canh quê thèm mùi Châu thổ); miến dong Bắc Cạn - Đậu phụ làng Mơ, bánh chưng tranh khúc (Tìm tết Bắc giữa Sài Gòn)…

Một điểm mới và cũng dễ nhận thấy trong tập tản văn này là tác giả đã mở rộng biên độ không gian các bài viết. Khác với hai cuốn về Sài Gòn trước chỉ gói gọn trong phạm vi Sài Gòn, lần tác giả trong vai của một thị dân Sài Gòn chính gốc đưa chúng ta đi những vùng miền khác của đất nước như Hà Nội (Tìm quán Tiến Bộ, hỏi ngõ Tạm Thương), Đà Nẵng (Hẹn những mùa thàn mát nở hoa), Đà Lạt (Lên xứ thông reo, nghe hoa xuân hát).

Theo tác giả, dù bất kì nơi đâu, người Sài Gòn cũng giữ nguyên được sự tươi mới, năng động, và tình cảm. Điều này là một lát cắt mới mà tác giả muốn đem đến cho độc giả đó là biên độ không gian mở ra thì sự thấu hiểu cũng sẽ sâu rộng hơn. Hiểu nhiều thì lại thương nhiều.

Ngoài ra tác giả cũng cho biết bản thân muốn thử sức mình ở mảng du kí, để sau này có thể anh sẽ ra một cuốn du ký riêng ghi lại những hành trình đi và cảm nhận các vùng miền của mình.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Minh Châu

CLIP HOT