Cận cảnh Di sản tư liệu thế giới Ma nhai Ngũ Hành Sơn

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ngày 26/11 vừa qua, di tích Ma nhai Ngũ Hành Sơn được Ủy ban Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cận cảnh Di sản tư liệu thế giới Ma nhai Ngũ Hành Sơn - 1

Ngọn Thủy Sơn – nơi tập trung nhiều văn bia ma nhai ở danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Ma nhai Ngũ Hành Sơn là hệ thống gồm 78 văn bản bằng chữ Hán và chữ Nôm, được khắc trên vách đá và hang động của Di tích cấp quốc gia đặc biệt - Danh thắng Ngũ Hành Sơn với nội dung đa dạng, hình thức độc đáo, cùng nhiều thể loại văn học của các vị vua, quan triều Nguyễn, các cao tăng, mặc khách… có niên đại trải dài từ nửa đầu thế kỷ XVII đến thế kỷ XX.

Trong đó, tại động Hoa Nghiêm có 20 ma nhai, động Huyền Không lưu giữ 30 ma nhai. Động Tàng Chơn có 20 ma nhai và tại động Vân Thông có 2 ma nhai.

Ma nhai Ngũ Hành Sơn là di sản độc đáo được MOWCAP đánh giá cao, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của UNESCO về tính xác thực và vẹn toàn; ý nghĩa khu vực; ý nghĩa về giới; có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị bền vững và khoa học.

Cận cảnh Di sản tư liệu thế giới Ma nhai Ngũ Hành Sơn - 2

Ma nhai “Ngũ uẩn sơn cổ tích Phật tịch diệt lạc” của thiền sư Huệ Đạo Minh được khắc năm Tân Mùi (1631) ở động Vân Thông, sau khi ông đứng ra hưng công trùng tu chùa ở núi Ngũ Uẩn (Ngũ Hành Sơn). Các nhà chuyên môn nhận định đây là bản ma nhai được khắc sớm nhất ở danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Cận cảnh Di sản tư liệu thế giới Ma nhai Ngũ Hành Sơn - 3

Ma nhai được đánh giá có giá trị nhất nhì tại danh thắng Ngũ Hành Sơn là “Phổ Đà sơn linh trung Phật”, khắc năm Canh Thìn 1640 ở động Hoa Nghiêm, nằm bên phải tượng Phật bà Quan âm.

Cận cảnh Di sản tư liệu thế giới Ma nhai Ngũ Hành Sơn - 4

“Phổ Đà sơn linh trung Phật” ghi lại việc thiền sư Huệ Đạo Minh chủ trì hưng công trùng tu tôn tạo chùa Phật trên núi Phổ Đà (Ngũ Hành Sơn) và chùa Bình An ở dưới núi; việc tôn tạo được sự đóng góp nhiều của thiện nam, tín nữ, trong đó có một số người Nhật Bản, Trung Quốc…

Cận cảnh Di sản tư liệu thế giới Ma nhai Ngũ Hành Sơn - 5

Ma nhai Ngũ Hành Sơn được bằng chữ Hán và chữ Nôm. Trong ảnh: Một ma nhai tại động Huyền Không.

Cận cảnh Di sản tư liệu thế giới Ma nhai Ngũ Hành Sơn - 6

Ma nhai Ngũ Hành Sơn là di sản được công nhận ở tầm khu vực đầu tiên của thành phố Đà Nẵng.

Cận cảnh Di sản tư liệu thế giới Ma nhai Ngũ Hành Sơn - 7

Ma nhai được Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đánh giá là nguồn di sản tư liệu quý hiếm, độc đáo, không thể thay thế, có giá trị nhiều mặt về lịch sử, tôn giáo, địa lý, văn học, ngôn ngữ, nghệ thuật tạo hình, văn hóa và giáo dục.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đoàn Lê

CLIP HOT