Tour Du lịch tái hiện Làng Cao su huyền thoại Dầu Tiếng

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

 

Nhằm lưu giữ lại những hình ảnh, hiện vật ghi dấu bao thời khó khăn gian khổ và quá trình phát triển đi lên, hầu hết các đơn vị trong ngành cao su đều đã xây dựng Nhà truyền thống, Có một tín hiệu đáng mừng là ở một số nơi, tinh thần truyền thống đã “bước ra” khỏi không gian của bốn bức tường quen thuộc, được tôn tạo và phát huy giá trị bằng trực quan nơi những vườn cao su lịch sử. Một trong những nơi đó là Công ty TNHH MTV Cao Su Dầu Tiếng.

Tour Du lịch tái hiện Làng Cao su huyền thoại Dầu Tiếng - 1

Những năm đầu thế kỷ 20, khi quá trình thực dân hóa đang vào giai đoạn cao trào, người Pháp đã nhận ra được vùng rừng rậm Dầu Tiếng là nơi có khí hậu, đất đai phù hợp với việc trồng và phát triển cao su. Hãng Michelin đã đến mộ phu công tra, phá rừng lập đồn điền. Đến năm 1930 thì số phu công tra đã lên đến gần 1.000 người, và ngày càng tăng lên qua nguồn phu mộ từ các tỉnh Miền Bắc, Miền Trung. Để tiện bề quản lý, chủ Pháp nhân đồn điền thành 22 làng.

Tour Du lịch tái hiện Làng Cao su huyền thoại Dầu Tiếng - 2

Đoàn Du khách xem cảnh phục dựng thăm bệnh phu công tra xưa tại “Khu trưng bày Di tích Lịch sử làng Cao su thời Pháp thuộc”

Sau ngày giải phóng, Công ty Cao su Dầu Tiếng được thành lập và cùng với thời gian, những vườn cao su xưa đã thay da đổi thịt với cây giống mới, con người mới; duy chỉ có lô 50 làng 14 được giữ nguyên hiện trạng, trở thành thành hiện thực lịch sử truyền thống của cao su Dầu Tiếng. Vườn cao su có tuổi thọ cả trăm năm độc đáo này, đã được tỉnh Bình Dương công nhận là Di tích Lịch sử vào năm 2009.

Tour Du lịch tái hiện Làng Cao su huyền thoại Dầu Tiếng - 3

Cảnh phục dựng bàn thờ

Để tăng cao giá trị giáo dục truyền thống cho Khu Di tích Lịch sử này, từ tháng 10-2010, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng đã khởi công xây dựng ở đây một “Khu Trưng bày Di tích Lịch sử làng cao su thời Pháp thuộc”, phục vụ các Đoàn Du khách tham quan. Khu trưng bày nằm trọn trên lô 50, làng 14, Nông trường Trần Văn Lưu, được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 5-2011. Trong khu trưng bày có nhiều hiện vật giá trị được sưu tầm nguyên bản như: 3 căn nhà ở của công nhân công tra xưa (2 xây bằng đá, 1 bằng gạch), được làm trong những năm 1925-1935); một Nhà máy chế biến mủ tờ “mini” được dời một phần từ nhà máy ở trung tâm công ty do người Pháp để lại, kèm theo một máy bửa củi để lấy củi đưa vào lò xông; 1 căn nhà trưng bày những hình ảnh, hiện vật quý như những khuôn đúc làm tô mủ, thùng trút mủ… thời trước. Đáng chú ý nhất là Khu trưng bày nằm trong vườn cao su được trồng từ những năm 1920, với hàng trăm cây cao su già cỗi, vẫn còn lưu dấu những vết hằn từ đường dao cạo mủ của phu công tra xưa. Xung quanh vườn cây là hình tượng những người công nhân đang đứng cạo mủ, tay xách thùng, lao động với những công cụ thô sơ. Ngoài ra còn có nhiều hình tượng, cảnh tượng diễn tả, minh họa lại về những sinh hoạt trong cuộc sống của người công nhân xưa…

Ông Võ Minh Mẫn – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng, cho biết: “Việc khởi công và đưa công trình này vào sử dụng tuy chỉ phục chế một phần hình ảnh, cảnh trí, nhà cửa, nơi ăn ở, sinh hoạt của người công nhân công tra cao su Dầu Tiếng, nhưng nó có ý nghĩa rất lớn về mặt lịch sử, để cho con cháu mai sau ghi nhớ hình ảnh, cuộc sống cơ cực và

công lao của người công nhân cao su thời Pháp thuộc; Từ đó mà càng nâng cao quyết tâm xây dựng công ty”.

Đối tượng đến với Khu trưng bày, ngoài CBCNV công ty còn có các đoàn du khách các nơi khi đến thăm, làm việc với công ty, người dân và học sinh các trường học quanh vùng… Em Nguyễn Thị Thương, một sọc sinh trường THPT Dầu Tiếng khi cùng với ba mẹ là công nhân cao su đến tham quan Khu trưng bày đã bày tỏ cảm tưởng: “Đến đây, em rất xúc động khi được thấy lại cuộc sống cơ cực của người công nhân xưa. Các ông, bà đã chịu bao khổ nhọc, lao động cật lực để khai phá, làm nên vùng cao su Dầu Tiếng này. Rồi thêm nhiều lớp công nhân cao su tiếp nối, đã góp phần làm cho cuộc sống nơi đây thêm tươi đẹp. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, chúng em nguyện suốt đời ghi nhớ công lao người đi trước”.

Nguyễn Tùng

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT