Môn thể thao độc lạ ở SEA Games: Thi đấu như "Đánh phỏm" và trò chơi gây ngạc nhiên

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

(Tin thể thao, tin SEA Games) Do đặc thù nên Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games 31) từng xuất hiện những môn thi đấu khác biệt.

Trong thế giới thể thao hiện đại, con người sáng tạo ra rất nhiều môn thể thao khác nhau. Trên thế giới, đặc biệt là ở Nga có các nội dung thi đấu lạ như Regball (bóng rổ, đấu vật), tát, đấu võ tập thể...Nhưng dù có hay, có độc lạ tới mấy những môn thi đấu trên khó lòng được đưa vào thi đấu tại một kỳ tranh tài thể thao khu vực.

Đông Nam Á thì khác, nhiều môn thể thao không có ở các khu vực khác nhưng đã đưa vào chương trình tranh tài SEA Games, miễn đảm bảo điều kiện môn thi có từ 3 đoàn tham dự trở lên và được Hội đồng thể thao Đông Nam Á đồng ý đưa vào chương trình thi đấu, thường theo đề nghị của nước chủ nhà.

Sau 30 lần tổ chức, thể thao SEA Games từng chứng kiến nhiều nội dung thi đấu khác thường, người xem thường phải tìm hiểu luật rất kĩ mới hiểu luật chơi.

Kỳ SEA Games 31 được tổ chức tại Việt Nam năm nay, khai mạc từ 12/5 và khép lại 23/5, ban tổ chức hướng tới một sự kiện khác biệt, nơi mà những nội dung thi lạ lẫm nhường chỗ cho các môn tranh tài ở Olympic, ASIAD tuy nhiên chủ nhà vẫn giới thiệu, lan tỏa một vài môn chơi đặc thù.

Cùng chúng tôi điểm qua những môn độc lạ từng xuất hiện tại SEA Games trước đây và có nội dung thi đấu mới đặc thù của Việt Nam ở SEA Games 31.

Đánh bài có luật chơi nhang nhác "đánh phỏm" Việt Nam

Lần đầu tiên xuất hiện tại SEA Games 26 năm 2011 do Indonesia tổ chức, bộ môn đánh bài Bridge đã được đưa vào nội dung thi đấu chính thức với 9 huy chương các loại.

Môn thể thao độc lạ ở SEA Games: Thi đấu như "Đánh phỏm" và trò chơi gây ngạc nhiên - 1

Theo các chuyên gia, luật chơi nội dung này tương tự tú lơ khơ, hoặc đánh phỏm mà nước ta hay chơi, nước chủ nhà đã phái người sang các nước để huấn luyện cho các vận động viên nước khác.

Ở kỳ SEA Games 26 nước chủ nhà Indonesia đã giành tổng cộng 4 HCV, 1 HCB và 3 HCĐ đứng số 1 thể thao khu vực trong môn đánh bài, đáng chú ý năm đó đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) không cử đại diện tham dự.

Chinlone môn thể thao ra đời cách đây hơn 1.500 năm

Chinlone đã được đưa vào SEA Games 27 nhưng vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Thực tế đây là 1 bộ môn đã có từ cách đây 1.500 năm và Myanmar chính là nơi trò chơi này diễn ra phổ biến nhất. Myanmar chủ nhà SEA Games 27 đã đưa Chinlone lần đầu tiên được đưa vào thi đấu.

Môn thể thao độc lạ ở SEA Games: Thi đấu như "Đánh phỏm" và trò chơi gây ngạc nhiên - 2

Chinlone thực chất là 1 “người anh em họ” của bộ môn cầu mây. Cả 2 môn thể thao này người chơi đều phải dùng chân và đầu gối khống chế 1 trái bóng làm từ mây. Đây là 1 bộ môn không đòi hỏi tính đối kháng mà những người chơi sẽ thi đấu theo đội và được phân định thắng thua theo thang điểm đánh giá cảm tính của trọng tài, dựa trên các động tác kỹ thuật có độ lâu, khó, đẹp…

Cờ tưởng đưa vào chương trình thi đấu

Nếu là cờ tướng thì bình thường nhưng đây là cờ tưởng (tưởng tượng). Thi đấu môn này phải giỏi tưởng tượng. Cách chơi tương tự cờ vua, thế nhưng bạn phải chơi trên một bàn cờ mà không có bất kì quân cờ nào.

Môn thể thao độc lạ ở SEA Games: Thi đấu như "Đánh phỏm" và trò chơi gây ngạc nhiên - 3

Cách để chơi đó là bạn phải tưởng tượng và ghi nhớ những quân cờ trên bàn. Mỗi kì thủ sẽ có 20 phút suy nghĩ và 20 giây cho mỗi nước đi. Ai hết thời gian sẽ thua cuộc.

Nếu vận động viên nhớ sai và đi nhầm cờ thì sẽ bị phạt thẻ vàng, 3 lần thẻ vàng sẽ bằng 1 thẻ đỏ và bị xử thua cuộc. Môn chơi "phi thường" này được ban tổ chức SEA Games 2011, Indonesia, đưa vào chương trình thi đấu.

Shorinji Kempo (Quyền pháp Thiếu lâm tự)

Môn thể thao độc lạ ở SEA Games: Thi đấu như "Đánh phỏm" và trò chơi gây ngạc nhiên - 4

Môn võ thuật này chỉ được chính thức đưa vào thi đấu từ SEA Games 26 tại Indonesia. Đây là một trong chín môn võ thuật lớn của Nhật Bản (theo nhận định của tổ chức Nippon Budokan - Nhật Bản Võ đạo quán) và là một chi phái của võ Thiếu Lâm, do võ sư So Doshin (tên thật là Nakano Michio) sáng lập vào năm 1947 trên cơ sở môn Kungfu của Trung Quốc. Người Nhật Bản gọi môn này là “kempo”.

Môn Lặn xuất hiện tại SEA Games 22

SEA Games 22 do Việt Nam đăng cai vào năm 2011, chúng ta đã giới thiệu tới bạn bè khu vực môn Lặn. Ban đầu, Việt Nam dự định đưa vào danh sách thi đấu 24 nội dung của môn Lặn, nhưng sau đó rút lại còn 13 nội dung.

Môn thể thao độc lạ ở SEA Games: Thi đấu như "Đánh phỏm" và trò chơi gây ngạc nhiên - 5

Môn lặn dự kiến mang về cho Việt Nam “cơn mưa vàng” bởi trình độ của các VĐV chúng ta vượt trội so với khu vực lẫn châu lục. Lặn là bộ môn có tốc độ nhanh nhất ở các môn thể thao dưới nước. Theo lịch ban tổ chức môn chơi này sẽ diễn ra vào 2 ngày cuối SEA Games 31 (khoảng 21 tới 22/5).

Dù môn Lặn được là một trong những nội dung đặc thù, đánh giá là thế mạnh của Việt Nam nhưng tại kì SEA Games lần này toàn đội chỉ đặt mục tiêu giành từ 6-8 HCV. Đây được coi là chỉ tiêu hợp lý, khi một số quốc gia khác như Thái Lan, Philippines đang có sự tiến bộ vượt bậc.

Vovinam "đặc sản" võ thuật của chủ nhà SEA Games 31

Indonesia tự hào với môn võ Pencak Silat, Thái Lan là nơi sản sinh ra Muay, Malaysia là quê hương môn võ Bersilat, còn nhắc tới võ Việt Nam đó là Vovinam, hay còn gọi Việt Võ Đạo.

Vovinam được phát triển dựa trên môn Vật cổ truyền Việt Nam, kết hợp với những tinh hoa của các môn phái võ thuật Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Môn sinh Vovinam được tập luyện những đòn thế tay không, cùi chỏ, chân, gối cho đến các loại vũ khí như kiếm, đao, mã tấu, dao, côn, quạt... Ngoài ra, môn sinh còn được học cách đối phó với vũ khí bằng tay không, các lối phản đòn, khóa gỡ và các đòn vật.

Môn thể thao độc lạ ở SEA Games: Thi đấu như "Đánh phỏm" và trò chơi gây ngạc nhiên - 6

Vovinam hiện phát triển quy mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh có mặt ở gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hơn 2 triệu võ sinh. Hiện tại, phong trào Vovinam Đông Nam Á đang phát triển tốt ở 6 nước gồm: Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar, Indonesia, Philippines.

Vovinam lần đầu tiên hiện diện tại đấu trường SEA Games 26 vào năm 2011 ở Indonesia, tuy nhiên do nhiều lý do môn võ Việt đã không xuất hiện tại 3 kì đại hội tiếp theo.

Khi Việt Nam là chủ nhà SEA Games 31 dĩ nhiên Vovinam được đưa vào chương trình thi đấu. Đây cũng là môn mà võ sĩ được vinh dự biểu diễn trong Lễ khai mạc SEA Games 31 vào tối 12/5. Vovinam tranh tài từ 18 tới 22/5 với 15 bộ huy chương được trao.

Môn thể thao độc lạ ở SEA Games: Thi đấu như "Đánh phỏm" và trò chơi gây ngạc nhiên - 7

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

QH

CLIP HOT