Những thành phố núi lửa!

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

 Núi lửa phun trào mạnh bắt đầu từ thế kỷ thứ 20, nhưng ít người biết đến. Ước tính có khoảng 1.510 núi lửa kích hoạt trên thế giới. Lại có thông tin cho rằng, có khoảng 1.900 núi lửa đang kích hoạt và có khả năng phun trào nhiều lần nữa. Một số khác còn ngủ yên và chưa có dấu hiệu phun trào, nhưng trong tương lai có thể phun trào bất cứ lúc nào còn một số khác đã tắt hẳn.

Những thành phố núi lửa! - 1

Những thông tin đáng ghi nhận: Núi lửa là nguồn năng lượng lửa chứa sâu bên trong trái đất. Về bản chất, chúng  là những lỗ hổng trên bề mặt trái đất nơi đá bị tan chảy, những mảnh vụn và khí gas từ hành tinh phát ra. Khi lượng chất nhão dày và lớn hình thành dưới bề mặt trái đất, xuất hiện những phun trào, tống ra ngoài dung nham, đá và tro trong không khí.

Những núi lửa trên thế giới được tìm thấy tại các đường ranh giới gọi là “Vòng lửa”. Có khoảng 90% núi lửa tồn tại trong “Vòng lửa” dọc theo các bờ biển của Đại Tây Dương. Còn nhiều núi lửa khác trong “Vòng lửa” từ California đến châu Á chúng có những mảng kiến tạo lớn trong “Vòng lửa” và có nhiều trận động đất xảy ra tại đây. Thuật ngữ núi lửa xuất phát từ chữ Vulcan, vị Thần Lửa của người La Mã. Khảo sát cho biết, có một trong mười người từng sống sót trong vành đai nguy hiểm của những núi lửa.

Những thành phố núi lửa! - 2

Núi lửa phun trào tại Alaska, sự kiện của thế kỷ 20: Vào buổi ngày 6 tháng 6 năm 1912, khu vực  bán đảo Alaska bây giờ là đài tưởng niệm Quốc gia Katmai bị rung chuyển bởi những trận động đất mạnh và nông. Một vụ nổ khủng khiếp kèm theo đám mây tro lớn lan tỏa bầu trời. Ngoài việc mặt đất bị rung lên do những chấn động của động đất, người dân nơi đây hoàn toàn không nhận biết nó. Tuy nhiên, cư dân sống tại vùng Juneau cách xa núi lửa khoảng 750 dặm đã nghe âm thanh tiếng nổ kéo dài một giờ đồng hồ sau đó. Trong 60 phút tiếp theo, đợt phun trào còn kèm theo vô số những luồng mảnh nhỏ và khí gas cao trong không khí. Thời gian phun trào kết thúc dẫn đến hậu quả vùng đất xung quanh bị tàn phá và khoảng 30 km3 hạt lửa  bao phủ khắp vùng. Đây là đợt phun trào lớn nhất trong lịch sử của Alaska. Nó lớn gấp ba mươi lần so với đợt phun trào vào năm 1980 tại núi St. Helens (Mỹ), gấp ba lần so với đợt phun trào vào năm 1991 tại núi Pinatubo (Philippines) và xếp vào hàng thứ hai của thế kỷ 20. Cư dân tại bán đảo Kodiak, cách đó 100 dặm, một trong số những người đầu tiên nhận biết hiện tượng. Tiếng động từ tiếng nổ khiến họ phải chú ý và đám mây tro cao đến 20 dặm xuất  hiện rất nhanh tiến về phía họ trông thật khủng khiếp. Trong vòng vài giờ sau đợt phun trào, một lớp tro dày bắt đầu rơi xuống thành phố trong ba ngày liên tiếp.

Những thành phố núi lửa! - 3

Những thành phố của núi lửa: Vào ngày 22 tháng 11 năm 1994, lúc 10 giờ 15 phút giờ địa phương, núi lửa Merapi phun trào dòng chảy gồm khí gas, hơi nước và tro nóng đến 220 độ C làm khoảng 80 người chết. Dòng chảy của nham thạch kéo dài khoảng 6km xuống hai bên sườn núi và chảy dọc theo con sông Boyong của ngôi làng Turgo.

Buổi tối ngày 20 tháng 4 năm 2006, Merapi  họat động trở lại và phun trào những dòng bụi tro khổng lồ khiến cư dân sống tại các vùng lân cận phải sơ tán. Đến ngày 13 tháng 5 năm 2006, Merapi lại tiếp tục phun ra những lớp tro và khói dày đặc tạo thành dòng nham thạch chảy tràn xuống hai bên sườn núi. Dòng chảy nham thạch liên tục tạo ra những luồng khí gas nóng khủng khiếp.

Ngày 8 tháng 11 năm 2007, núi lửa Anak Krakatau phun ra những đám mây khí gas, đá và nham thạch cực mạnh tấn công một tàu đánh cá được neo ngoài khơi tại khu Sunda Straits, nằm giữa Java và Sumatra. Ngày 12 tháng 11 cùng năm, núi lửa tiếp tục hoạt động trong hai tuần lễ giống một màn pháo hoa đầy ấn tượng trước sự chứng kiến của khách du lịch và các nhà khoa học.

Những thành phố núi lửa! - 4

ANH THƯ (Tổng hợp)

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT