“Đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh huyền thoại”

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trường Sơn là dãy núi kéo dài từ thung lũng sông Lô (Nghệ An) đến đèo Hải Vân (Quảng Nam – Đà Nẵng), từ đó dãy Trường Sơn kéo dài đến Nam Bộ. Đây là dãy núi trùng điệp với dốc cao, vực thẳm nơi sinh sống của các buôn làng người dân tộc. Do ưu thế của Trường Sơn nên việc đi lại từ Nam ra Bắc, từ Bắc vô Nam nếu biết dựa vào rừng núi, đường mòn và sự bảo vệ của đồng bào nên kẻ thù khó lòng phát hiện và đánh phá

“Đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh huyền thoại” - 1

Từ trong kháng chiến chống Pháp, nhiều đoàn cán bộ, bộ đội từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc đều an toàn khi len lỏi qua các đường mòn của buôn làng trên Trường Sơn.

Từ sau ngày “Đồng Khởi” ở miền Nam hậu phương lớn phải đưa cán bộ, bộ đội và vũ khí về cho miền Nam đánh kẻ thù. Bác Hồ và Trung ương Đảng ra lệnh mở đường Trường Sơn để phục vụ nhiệm vụ chiến lược.

Ngày 19.5.1959 mừng thọ Bác Hồ 69 tuổi, Tiểu đoàn giao liên 301 với 440 người được thành lập do đồng chí Võ Bầm làm Đoàn trưởng. Đường giây 559 (tháng 5 năm 59) ra đời từ đó. Khi giao nhiệm vụ cho đồng chí Võ Bầm, Bác Hồ dặn: “Chúng ta phải tận dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa, khẩn trương mở núi kéo dài giữa Đông Trường Sơn, thống nhất với bạn Lào sớm mở đường vận tải biên giới Tây Trường Sơn. Quân và dân miền Nam cũng như hai nước bạn Lào, Campuchia phải chuẩn bị cho các trận đánh lớn nên cần nhiều binh lực, vũ khí...”

Ghi sâu lời dặn của Bác, từ Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn đã ngày càng phát triển bao gồm cả Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây.

Từ ngày thành lập đến kết thúc chiến tranh bộ đội Trường Sơn đó mở được 16.000km đường xe lửa và nếu tính cả đường giao liên cho người đi bộ, đường Trường Sơn dài hơn 20.000km, trong đó đường Trường Sơn trên sông trên suối dài 600km. Ngoài đường vận chuyển của xe hơi, xe tăng 1 pháo lớn... bộ đội Trường Sơn còn xây dựng một đường ống dẫn dầu phục vụ cho xe cơ giới vào tận đến Lộc Ninh (Bình Phước).

Trong suốt 3.920 ngày đêm đánh Mỹ, bộ đội Trường Sơn đã vận chuyển 454.740.000 tấn vũ khí, lương thực, đạn dược và 57.920.000 tấn xăng dầu chi viện cho miền Nam.

Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tính mọi cách để ngăn chặn hoạt động của đường Trường Sơn bằng đánh dội hơn 3 triệu tấn bom đạn xuống đường Trường Sơn. Các chiến sĩ công binh và Thanh niên Xung phong Trường Sơn đã phá 12.600 trái bom từ trường và 85.000 bom mìn các loại. Bộ đội Trường Sơn đã đánh 1.355 trận lớn nhỏ, bắt 18.740 tên địch, bắn rơi 2.455 máy bay các loại.

Hai vạn chiến sĩ đã ngã xuống trên đường Trường Sơn huyền thoại.

Hàng trăm ngàn cán bộ chiến sĩ từ hậu phương lớn đã vượt Trường Sơn về Nam tham gia chiến đấu, với sự dẫn đường và bảo vệ của bộ đội Trường Sơn. Đánh giá về thành tích của bộ đội Trường Sơn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nêu rõ: “Bộ đội Trường Sơn đã thấm nhuần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nêu cao tinh thần yêu nước, dũng cảm, kiên cường, thông minh, sáng tạo vượt qua biết bao gian khổ, khó khăn, ác liệt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mở đường, đánh thắng cuộc chiến tranh ngăn chặn của Đế quốc Mỹ với tinh thần “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến” bảo đảm sự chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn”.

Trong không khí sôi nổi Kỷ niệm 65 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12), Kỷ niệm 54 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5), Kỷ niệm 119 năm Ngày sinh của Bác Hồ (19.5)... toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đều xúc động Kỷ niệm 50 năm “Đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh huyền thoại”.
Chúng ta vô cùng biết ơn hàng vạn chiến sĩ Trường Sơn đã ngã xuống, hàng trăm ngàn cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn đã chiến đấu trong suốt 16 năm ròng (1959 – 1975) đã góp phần tạo nên chiến thắng to lớn của dân tộc.

Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu trên Trường Sơn, đã “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” vìâ thân nhân của học đều mong ước có dịp trở về, đến thăm những di tích cũ, đã thắp nhang cho những người đã nằm lại trên nghĩa trang Trường Sơn.

Đó là trách nhiệm của Ngành Du lịch TP.HCM và Du lịch Việt Nam phải tổ chức thật tốt những chuyến hành hương những tour du lịch trở lại Trường Sơn. Đó cũng là sự đền ơn đáp nghĩa thiết thực nhất đối với những người đã hy sinh và đổ xương máu cho độc lập, tự do.{jcomments on}

Đ.P

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT