Thú vị ngày rằm tháng 7 ở đất nước Hàn Quốc
Không chỉ có ngày lễ Vu Lan báo hiếu hay xá tội vong nhân như ở Việt Nam, Hàn Quốc còn xem ngày rằm tháng 7 là lễ cầu mong một mùa màng bội thu.
Giống như nhiều nước châu Á khác, vào tháng 7 ở Hàn Quốc cũng có ngày rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) tương tự lễ Vu Lan Bồn và lễ Xá tội vong nhân tại Việt Nam. Và nguyên tháng 7 được coi là tháng cô hồn ở xứ nhân sâm này.
Làm lễ Vu Lan tại ngôi chùa Hàn Quốc
Khác với cả Lễ Thanh minh (hoặc Ngày tảo mộ vào mùa xuân) và Tết cửu trùng(vào mùa thu), thời điểm mà con cháu bày tỏ lòng kính trọng với tổ tiên đã khuất của họ, trong Lễ hội Baekjung. Theo quan niệm của người Hàn Quốc, ngày rằm tháng 7 là ngày người đã khuất sẽ ghé thăm người sống.
Mâm cúng ở chùa của người Hàn.
Ngoài ra, ngày rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Bách Chủng (Baekjong), nhằm chỉ 100 chủng loại hạt ngũ cốc được dâng lên tổ tiên để cầu xin mùa màng bội thu.
Ở nông thôn Hàn Quốc, vào ngày Bách chủng Rằm tháng 7 âm lịch, mọi công việc đồng áng đã hoàn thiện người nông dân bắt đầu có thể nghỉ ngơi và chờ đến khi lúa chín, nên cũng không cần sử dụng đến cái liềm nữa. Chính vì thế mà ngày này còn được gọi là “Ngày rửa liềm”.
Người dân nơi sẽ tổ chức diễu hành với trang phục Hanbok truyền thống, tay cầm gậy có khi mang mặt nạ hoặc không, nhằm xua đuổi tà thần và cầu xin một vụ mùa mới may mắn cũng như không bị cô hồn quấy phá.
Ở vùng Jeolla-do, người dân thường đến mời rượu người ở những nhà có sản lượng thu hoạch lớn nhất và bầu họ là một “Trạng nguyên nông nghiệp”. Người được bầu phải là một người đàn ông.
Người này sẽ được bôi khắp mặt màu đen, khoác áo tơi dorongi, đội nón sậy satgat và cưỡi bò đi quanh làng, tái hiện lại trang phục của tổ tiên ngày xưa (ngày xưa khi chưa có áo mưa, người Hàn Quốc thường đội mũ đan bằng tre Satgat và mặc áo bện bằng rơm Dorongi để che mưa nắng).
Nếu người ở đó là con trai chưa vợ hay là gà trống nuôi con thì sẽ được “xem xét” gả cho các cô, các bà vừa lứa và được tặng cả đồ gia dụng.
Các lễ hội ngày rằm tháng 7 ở thành phố Miryang bắt đầu bằng nghi lễ thầy cúng cầu khẩn các vị thần nông nghiệp để đất đai tươi tốt và có mùa thu hoạch bội thu vào mùa thu tới. Đi kèm với những lời khẩn cầu là điệu trống sôi động nong-ak.
Một chiếc cột được gọi là nongshindae được nâng lên, và những người tham gia sẽ di chuyển vòng quanh nó và cầu nguyện. Đồ ăn và thức uống sau khi cúng sẽ được chia cho những già làng.
Lễ hội còn có một số điệu múa truyền thống được biểu diễn như điệu múa của Quý tộc ( Hallyangmu ) và Điệu múa của người khuyết tật (Pyongshinchum). Những điệu nhảy này có thường mang tính hài hước và ngẫu hứng.
Không chỉ vậy, các trò chơi dân gian nơi đây như kéo co cũng hấp dẫn người dân và du khách thập phương.
Lễ hội khép lại với màn biểu diễn Vũ điệu Năm trống (Obuk-chum ) - một điệu múa truyền thống của nông dân, cũng là lời cầu nguyện cho sức khỏe dồi dào và mùa màng bội thu.
“Tứ trọng ân” như một dòng suối trong lành, mát dịu, len lỏi đến từng trái tim của mỗi con người và đã trở thành...