Rộn ràng không khí đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
Tết Chôl Chnăm Thmây không chỉ là ngày lễ lớn của người Khmer ở Việt Nam mà còn là dịp lễ quan trọng ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Myanmar.
Đây là dịp để cộng đồng Khmer duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn kết tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Phổ Minh nhấn mạnh.
Đây là lễ tết lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer và có nhiều nét tương đồng với Tết Bunpimay của Lào, Tết Songkran của Thái Lan hay Tết Thingyan của Myanmar.
Lễ hội tết cổ truyền này có nguồn gốc từ Phật giáo Nam tông, phản ánh văn hóa nông nghiệp lúa nước và tín ngưỡng dân gian cùa bà con đồng bào Khmer.
Tết được tổ chức sau vụ mùa thu hoạch, mừng mùa màng tươi tốt và cầu mong một năm mới bình an và thịnh vượng, đời sống ấm no, sung túc.
Đông đảo bà con cùng các đại biểu khách mời tề tựu về chùa Phổ Minh, Q.Gò Vấp long trọng đón lễ hội Tết cổ truyền Camuchia – Lào – Thái – Myanmar 2025.
Tiếp theo phát biểu chào mừng, mọi người cùng xếp hàng thực hiện nghi thức tắm Phật và buộc chỉ cổ tay với lời chúc mừng an khang – thịnh vượng.
Những ngày này, cộng đồng bà con Kmer, các bạn sinh viên, kiều bào đến lễ chùa trong không khí sôi động mùa lễ hội.
Trong không khí hân hoan chào đón những ngày tết Chôl Chnăm Thmây sắp đến, chư tăng, phật tử, các vị lãnh đạo, quan khách cùng đông đảo người dân tề tựu về chùa Phổ Minh, Q.Gò Vấp cùng nhau vui hội.
Chương trình do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM (HUFO) và Hội hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á TP.HCM phối hợp tổ chức.
Rộn ràng không khí đón Tết cổ truyển Chôl Chnăm Thmây tại chùa Phổ Minh, Gò Vấp.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM cho biết, Việt Nam - Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan là các quốc gia anh em gần gũi, cùng sống trong cộng đồng ASEAN, có rất nhiều sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong nhiều năm qua.
Đặc biệt luôn cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cùng phấn đấu tiến tới một cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng.
Đây là một trong nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng, tăng cường giao lưu văn hóa, hợp tác nhiều mặt giữa nhân dân Việt Nam nói chung cũng như nhân dân TP.HCM nói riêng với các nước bạn bè thân hữu, ông Lâm khẳng định.
Hòa thượng Thích Thiện Tâm phát biểu chúc mừng và chủ trì nghi thức Phật giáo trong Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan.
Các đại biểu khách mời thực hiện nghị thức tắm phật và buộc chỉ với những lời cầu chúc tốt đẹp.
Thay mặt các Tổng Lãnh sự, ông Phonesy Bounmixay, Tổng lãnh sự Lào tại TP.HCM đã phát biểu chúc mừng những thành tựu mà Lào đạt được trong năm qua. Đồng thời bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến lãnh đạo và nhân dân TP.
Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan là một sự kiện văn hóa ý nghĩa, góp phần củng cố tình hữu nghị, giao lưu văn hóa và hợp tác đa dạng giữa Việt Nam và các nước láng giềng, ông Phonesy Bounmixay nhấn mạnh.
Tiếp theo sau phần lễ là nghi thức tắm nước thơm lên tượng Phật.
Đây là nghi thức trang trọng mang ý nghĩa về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến sự thanh tịnh, vô lượng công đức và pháp lạc cho bá tánh.
Hòa thượng Thích Thiện Tâm chủ trì nghi thức Phật giáo trang nghiêm, góp phần tô điểm thêm cho bầu không khí trang trọng và thiêng liêng của buổi lễ.
Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Phổ Minh khẳng định, đoàn kết tạo thành sức mạnh, một sức mạnh hết sức quan trọng.
Cho nên một ngày vui của bất cứ một đất nước, dân tộc nào trên đất nước Việt Nam, Lào, Thái, Campuchia, gần gũi với nhau ở trong ASEAN thì có thể nói là chúng ta đang làm một nhiệm vụ quan trọng.
"Chúng tôi cầu nguyện sao cho tình đoàn kết hòa hợp giữa các nước, giữa các dân tộc đời đời phát triển bền vững" - Hòa thượng Thích Thiện Tâm nói.
"Thật ấm áp không khí những ngày đón tết cổ truyền xa nhà với nhiều hoạt động nhộn nhịp, áp áp tình hữu nghị", Khamxavat Linda xúc động chia sẻ.
Khamxavat Linda, sinh viên năm II ĐH Tài chính – Kế toán cho biết, đây là năm thứ 2 em cùng các bạn đón tết Bunpimay tại TP.HCM trong không khí vui tươi, ấm tình đoàn kết với nghi lễ truyền thống của các quốc gia đón tết.
Nhất là năm nay TP kỷ niệm 50 năm non sông thống nhất với nhiều hoạt động sôi nổi, thắm tình đoàn kết Việt Nam – Lào anh em. Ngoài các hoạt động văn nghệ, giao lưu giữa sinh viên các trường ĐH, đặc biệt dịp này, em cùng các bạn sinh viên Campuchia còn được xem bộ phim Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối nữa, cô sinh viên Lào thích thú cho hay.
Tết cổ truyền của đồng bào Khmer - Chôl Chnăm Thmây thường diễn ra vào trung tuần tháng 4 Dương lịch hàng năm. Đây là thời điểm đánh dấu thời khắc chuyển giao sang năm mới theo lịch Khmer.
Các hoạt động trong dịp lễ tết này sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 14/4/2025 (Thứ Hai) đến hết ngày 16/4/2025 (Thứ Tư) Dương lịch với các hoạt động:
- Ngày thứ nhất : Mọi người dọn dẹp nhà cửa, cúng vái bàn thờ tổ tiên, tiễn Thần coi sóc cũ và đón Thần coi sóc mới và mang lễ vật lên chùa để cầu bình an.
- Ngày thứ hai : Người dân làm việc thiện cho người nghèo, tham gia các trò chơi dân gian như đua bò, kéo co, té nước. Thực hiện phong tục “đắp núi cát” với ý nghĩa ngăn trở ma quỷ và những điều xấu, và nhắc nhở về tâm niệm không ngừng tạo phúc ngày một cao vời như núi.
- Ngày thứ ba: Lễ tắm tượng Phật bằng nước thơm, sau đó tắm cho các vị sư cao niên, các ngôi tháp đựng hài cốt của sư viên tịch để bày tỏ lòng biết ơn.