Mỹ Đức miền đất Phật an lạc, bốn mùa hoa khoe sắc

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Với khu di tích quốc gia đặc biệt Hương Sơn có mùa lễ hội kéo dài 3 tháng đầu năm, Mỹ Đức còn sở hữu tiềm năng lớn về du lịch sinh thái và nông nghiệp. Đây chính là thế mạnh của huyện để đẩy mạnh phát triển du lịch “xanh”, đa dạng hóa sản phẩm du lịch - dịch vụ, là bước đột phát trong phát triển.

Mỹ Đức miền đất Phật an lạc, bốn mùa hoa khoe sắc - 1

Huyện Mỹ Đức (Hà Nội) được thiên nhiên ban tặng cho nhiều phong cảnh đẹp với khu thắng cảnh Hương Sơn nổi tiếng linh thiêng. Tương truyền rằng Chùa Hương là nơi trác tích bồ tát Quán thế âm ứng thiện tu hành đắc đạo.

Mỹ Đức miền đất Phật an lạc, bốn mùa hoa khoe sắc - 2

Theo sử ký, từ khi vua Lê Thánh Tông(1460- 1497) tuần thú Phương Nam có qua vùng núi Hương Sơn và đặt tên thung lũng là Thiên Trù (Bếp Trời). Đến năm 1770 chúa Tĩnh đô Vương Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn cũng phải thốt lên (...Giang sơn bỡ ngỡ bức tranh in...) và đề khắc chữ Nam Thiên đệ nhất Động (động đẹp nhất trời nam) lên vách động Hương Tích. Vinh dự cho huyện Mỹ Đức, ngày 19/5/1958 đúng vào ngày sinh nhật Bác Hồ, Bác đã về thăm Chùa Hương.

Mỹ Đức miền đất Phật an lạc, bốn mùa hoa khoe sắc - 3

Hoa mơ Hương Tích

Chùa Hương nổi tiếng không chỉ bởi nét đẹp văn hóa tín ngưỡng và còn nổi tiếng về danh thắng gắn liền với núi rừng, hang động và truyền thuyết tâm linh. Du khách về trẩy hội được du thuyền trên dòng Suối Yến mộng mơ thả hồn theo tiếng tụng kinh và ngắm nhìn dãy núi Voi Phục, dãy núi Mâm Xôi mà hồn thanh thản.

Lễ hội Chùa Hương kéo dài từ ngày 01/01 âm lịch đến hết ngày 25/03 âm lịch. Thu hút hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm.

Mỹ Đức miền đất Phật an lạc, bốn mùa hoa khoe sắc - 4

Hoa gạo nở rộ vào mùa xuân lễ hội

Nơi đây không chỉ đi vào các tác phẩm thi ca, nhạc họa với dòng suối Yến như dải lụa vắt ngang núi rừng Hương Sơn, mà còn có hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai được ví như những “Hạ Long trên cạn”.  

Hồ Quan Sơn có diện tích khoảng 850ha, trải dài trên địa bàn các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng Sơn của huyện Mỹ Đức (Hà Nội) và một phần của huyện Kim Bôi (Hòa Bình). Với 20 ngọn núi đá vôi lớn nhỏ trồi lên giữa lòng hồ, Quan Sơn được ví như “Hạ Long trên cạn”, sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Mỹ Đức miền đất Phật an lạc, bốn mùa hoa khoe sắc - 5

Hồ Quan Sơn - Vịnh Hạ Long trên cạn giữa lòng Thủ đô

Cách đó không xa là hồ Tuy Lai (xã Tuy Lai) có diện tích 2.650ha, được bao bọc bởi dãy núi đá vôi, các hang động và thung lũng tạo thành một vùng sơn thủy hữu tình không thua kém Tràng An (Ninh Bình).

Không những thế, nơi đây còn có 10 di tích lịch sử - văn hóa gồm các đình, đền, chùa tạo nên không gian thanh tịnh, phù hợp với du khách muốn trải nghiệm, khám phá văn hóa tâm linh.

Mỹ Đức miền đất Phật an lạc, bốn mùa hoa khoe sắc - 6

Hồ Tuy Lai

Vài năm trở lại đây, xã An Phú được nhiều người biết đến như là “thiên đường chụp ảnh” với những cánh đồng sen trải dài trên diện tích gần 200ha. Cứ mỗi độ sen nở, du khách từ Hà Nội và các tỉnh lân cận lại tìm đến An Phú để lưu giữ cho mình những khoảnh khắc đẹp. Nhờ phát triển du lịch, những đầm sen ở xã miền núi An Phú đã giúp người dân nơi đây thoát nghèo

Mỹ Đức miền đất Phật an lạc, bốn mùa hoa khoe sắc - 7

Hoa sen khoe sắc vào mùa hè

Tại Quyết định số 4465/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng chung huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đến năm 2030. Huyện Mỹ Đức được quy hoạch là vành đai xanh ngoài phát triển nông nghiệp thì lấy thương mại và dịch vụ làm then chốt.

Phát triển kinh tế huyện gắn với du lịch tâm linh Chùa Hương và các du lịch sinh thái với mục tiêu chủ yếu là khai thác và phát huy cao nhất các lợi thế cạnh tranh của huyện.

Đặc biệt, huyện tập trung vào phát triển tiềm lực dịch vụ - du lịch không chỉ là cấp thành phố mà còn nâng lên ở cấp quốc gia và quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế của huyện và phát triển bền vững của thành phố Hà Nội.

Mỹ Đức miền đất Phật an lạc, bốn mùa hoa khoe sắc - 8

Với lợi thế được thiên nhiên ban tặng cả một quần thể danh thắng di tích lễ hội và du lịch sinh thái, mở ra hướng chuyển đổi kinh tế cho Mỹ Đức trong thời kỳ hội nhập.

Nhận rõ tình hình xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu nghỉ ngơi giải trí đòi hỏi ngày càng cao nên Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mỹ Đức xác định nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là khai thác lợi thế du lịch.

Mỹ Đức miền đất Phật an lạc, bốn mùa hoa khoe sắc - 9

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố những năm gần đây Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mỹ Đức đã có nhiều chính sách thông thoáng thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng lợi thế địa phương đáp ứng yêu cầu vui chơi giải trí, du lịch và dưỡng sinh.

Trong 5 năm vừa qua, với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm, chiếm khoảng 40% cơ cấu kinh tế của huyện, UBND huyện Mỹ Đức đã đầu tư gần 400 tỷ đồng cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích; xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mỹ Đức quyết tâm, đồng lòng xây dựng nông thôn mới, ưu tiên cho phát triển du lịch, dịch vụ… Cùng với các giải pháp phát huy sức mạnh nội lực, huyện Mỹ Đức nhận được sự quan tâm, đầu tư ngày càng đầy đủ, toàn diện của các cấp, ngành chức năng và cộng đồng xã hội. Nhờ đó, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Mỹ Đức đều có sự phát triển mang tính bứt phá.

Để phát triển các loại hình du lịch, huyện Mỹ Đức đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân, hình thức ý thức tự giác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường, xây dựng nếp sống văn minh và truyền thống hiếu khách của nhân dân địa phương nhằm thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn, tạo động lực phát triển kinh tế và nâng cao hình ảnh du lịch của huyện.

Bên cạnh đó, huyện đã tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá bằng nhiều hình thức…Lựa chọn đào tạo các ngành nghề phục vụ cho các hoạt động du lịch: Chế biến món ăn, ngoại ngữ, nghiệp vụ nhà hàng, hướng dẫn du lịch...

Chú trọng phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm với môi trường và xã hội, du lịch xanh... Gắn công tác quy hoạch với hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường.

Tăng cường giáo dục và trang bị kiến thức về môi trường cho cán bộ quản lý, các tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư tại địa phương ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường. Chú trọng liên kết với cộng đồng dân cư trong hoạt động bảo vệ môi trường, xử lý hiệu quả rác thải tại các điểm du lịch...

Mỹ Đức miền đất Phật an lạc, bốn mùa hoa khoe sắc - 10

Cánh đồng hoa lau dịu dàng vào mùa đông

Bên cạnh các sản phẩm du lịch, văn hoá đã và đang tạo được tiếng vang với du khách như đầm sen An Phú, hoa súng chùa Hương, múa rối cạn Tế Tiêu, dệt tơ sen Phùng Xá..., nhiều hộ dân, doanh nghiệp ở Mỹ Đức đã bắt tay vào phát triển dịch vụ homestay, xây dựng các nhãn hiệu tập thể sản phẩm OCOP như: Rượu mơ Hương Tích, Rau sắng chùa Hương, Gạo chất lượng cao Mỹ Thành, Bưởi diễn Bôt Xuyên, Bánh tẻ Phúc Lâm, cá Tuy Lai, mật ong Đốc Tín...

Mỹ Đức miền đất Phật an lạc, bốn mùa hoa khoe sắc - 11

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao sẽ cùng hướng đi mới kết hợp với trải nghiệm du lịch sinh thái và văn hoá dân gian, làng nghề truyền thống

Để phát triển bền vững, bên cạnh việc đầu tư mạnh mẽ, Mỹ Đức luôn ra sức chủ động cải thiện và nâng cao chất lượng phục vụ trong các hoạt động du lịch và dịch vụ. Đó cũng chính là cách để huyện tăng cường quảng bá giới thiệu về một miền quê thân thiện và giàu lòng mến khách trong lòng mỗi du khách thập phương. 

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Minh Hiếu (Theo Người làm báo)

CLIP HOT