Hàng ngàn người đến xem trận đấu nảy lửa giữa các "ông trâu"

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trong tổng số 16 trâu tham dự lễ hội, có tới 3 "ông trâu" nặng 1,2 tấn. Các trâu còn lại có trọng lượng khoảng 1 tấn.

Hàng ngàn người đến xem trận đấu nảy lửa giữa các "ông trâu" - 1

Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn hay còn gọi là đấu ngưu bắt đầu từ mồng 1 đến 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Thời gian tổ chức lễ hội thường có mưa nên dân gian có câu ca: "Tháng tám Đồ Sơn chọi trâu/ Chớ có đi đâu, không mưa thì bão".

Ngày 21/9, (tức 19/8 âm lịch), tại sân vận động quận Đồ Sơn, Hải Phòng, đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước tham dự Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn 2024 - di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. 

Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn tổ chức thường niên vào dịp mồng 9/8 âm lịch hằng năm. Năm nay, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nên thời gian tổ chức lùi lại 10 ngày so với thông lệ.

Năm 2024, toàn quận có 16 trâu tham gia với 15 kháp đấu; riêng trâu vô địch phải trải qua 4 kháp đấu. Về cơ cấu giải thưởng: Có 1 giải nhất trị giá 100 triệu đồng; 1 giải nhì 60 triệu đồng; 2 giải ba, mỗi giải 30 triệu đồng và nhiều giải phụ khác cho các trâu và các phường tham dự lễ hội.

Hàng ngàn người đến xem trận đấu nảy lửa giữa các "ông trâu" - 2Hàng ngàn người đến xem trận đấu nảy lửa giữa các "ông trâu" - 3

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn ra đời cách đây gần 1.000 năm. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, lễ hội chọi trâu dần mai một và chỉ được tổ chức ở quy mô nhỏ với vài “ông” trâu. Phải đến năm 1990, Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn mới được khôi phục.

Hàng ngàn người đến xem trận đấu nảy lửa giữa các "ông trâu" - 4Chuẩn bị đưa trâu ra đấu

Để Lễ hội diễn ra an toàn, thành công, bên cạnh việc tổ chức chu đáo phần Lễ và phần Hội, quận Đồ Sơn còn chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy… Nhằm tránh tình trạng quá tải, Ban tổ chức bố trí màn hình Led rộng ở bên ngoài sân vận động, phục vụ nhu cầu thưởng thức các trận đấu của nhân dân, du khách trong và ngoài nước.

Hàng ngàn người đến xem trận đấu nảy lửa giữa các "ông trâu" - 5Hàng ngàn người đến xem trận đấu nảy lửa giữa các "ông trâu" - 6

Những trâu tham gia lễ hội được chọn lựa và huấn luyện kỹ lưỡng, thể hiện sức mạnh và sự dũng mãnh. Trâu thi đấu là trâu đực, khỏe mạnh, có khả năng chịu đòn tốt. Trâu tốt sẽ có da đồng, lông móc, hàm đen, khoang bốn khoáy, lông cứng và dày để tránh nắng. Sừng trâu đen như mun, sừng trâu vênh lên như hai cánh cung, đặc biệt là những con trâu lưng càng dày, càng phẳng, ức rộng, cổ tròn dài thì càng được đánh giá là trâu tốt...

Hàng ngàn người đến xem trận đấu nảy lửa giữa các "ông trâu" - 7Hàng ngàn người đến xem trận đấu nảy lửa giữa các "ông trâu" - 8

Trâu thi đấu trong sự cổ vũ nhiệt tình của đội trống.

Hàng ngàn người đến xem trận đấu nảy lửa giữa các "ông trâu" - 9

Lễ hội thu hút đông đảo du khách và người dân đến xem.

Hàng ngàn người đến xem trận đấu nảy lửa giữa các "ông trâu" - 10

Đấu xong, trâu được chủ dắt về chăm sóc.

Hàng ngàn người đến xem trận đấu nảy lửa giữa các "ông trâu" - 11

Giải thưởng cho giải nhất lên đến 100 triệu đồng.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thanh Hoàng

CLIP HOT

Sóc Trăng vào ngày hội lớn
Sóc Trăng vào ngày hội lớn

Nhiều hoạt động của Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe ngo và Tuần Văn hóa, Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ nhất đã và đang diễn ra đến hết ngày 15/11.