Du khách thích thú xem nghệ nhân dùng kỹ thuật tinh xảo làm ra hàng độc!

Tại Festival Nghề truyền thống Huế 2023, các nghệ nhân trên mọi miền đất nước đã phô diễn tài năng qua việc thực hiện kỹ thuật tinh xảo, các quy trình sản xuất độc đáo để làm nên sản phẩm tinh hoa.

Trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023, "Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề" đã được khai mạc ở công viên Tứ Tượng.

Trong 8 ngày đêm diễn ra Festival Nghề truyền thống Huế 2023, không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề đầy thú vị với 69 cơ sở nghề, làng nghề truyền thống của Huế và các tỉnh, thành trên cả nước.

Với 350 nghệ nhân và thợ lành nghề, không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân là dịp để các cơ sở nghề và làng nghề truyền thống trên toàn quốc gặp gỡ trao đổi, giao lưu và tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm trong khôi phục và phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống.

Ông Trần Song, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Huế, cho biết: “Trong không gian này, không chỉ là nơi trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc sắc, mà còn là nơi phô diễn tài năng của các nghệ nhân nổi tiếng và làng nghề truyền thống cổ truyền trên khắp mọi miền đất nước thông qua việc thao diễn kỹ thuật tinh xảo, các quy trình sản xuất độc đáo để làm nên một sản phẩm tinh hoa”.

Với mục tiêu xuyên suốt là khôi phục, gìn giữ và phát huy các sản phẩm tinh hoa của các nghề thủ công truyền thống của Huế nói riêng và cả nước nói chung, không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề; không gian ẩm thực đặc sản Huế là điểm nhấn của Festival Nghề truyền thống Huế 2023.

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 1

Làm cánh hoa sen giấy.

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 2

Nghề làm hoa giấy Thanh Tiên (Thừa Thiên Huế) xuất phát từ tín ngưỡng dân gian. Tục xưa, hoa giấy được trang trọng tôn trí ở những nơi như miếu, am, bàn thờ... Cứ như thế, hoa giấy Thanh Tiên từ bao đời nay đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người dân Huế và lan tỏa ra các tỉnh, thành lân cận. Ngày nay, loại hoa sen giấy đã được phục hồi, sản xuất quanh năm và trở thành loại hoa trang trí độc đáo.

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 3

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 4

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 5

Làng nghề Dệt Zèng A Đớt (Thừa Thiên Huế).

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 6

Đến với Festival Nghề truyền thống Huế 2023, có 4 nhà thiết kế của 4 thương hiệu áo dài đại diện cho các nhà may, các thương hiệu áo dài tại Huế. Đó là NTK Hạnh SH, NTK Đoan Trang, NTK Quang Hoà và NTK Viết Bảo.

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 7

“Với hơn 200 chiếc áo dài của mỗi nhà thiết kế phục vụ cho nhu cầu mua sắm của du khách và người dân, các nhà thiết kế mong muốn giới thiệu đến khách hàng những thiết kế mới với mẫu mã phong phú, đa dạng và đa tính cách; đồng thời tìm kiếm cơ hội để phát triển thị trường…”, bà Nguyễn Thị Hạnh - Chủ tịch Hiệp Hội May Mặc Huế, Phó Chủ tịch Hội Áo dài Huế, cho biết.

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 8

Làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận). Làng Mỹ Nghiệp là đất văn vật cổ xưa nhất của vương quốc Champa còn được biết đến. Ở đây có nghề dệt thổ cẩm truyền thống rất nổi tiếng. Sản phẩm thổ cẩm thường dùng cho các lễ nghi phong tục và sinh hoạt hàng ngày hay làm hàng hóa trao đổi với các dân tộc anh em khác.

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 9

Từ năm 1975, nghề này có nguy cơ thất truyền, ngày càng ít hoa văn sắc màu tinh tế, số lượng nghệ nhân cũng thưa dần. Từ khi cơ sở dệt thổ cẩm Inrahani ra đời vào năm 1991, nghệ nhân Thuận Thị Trụ nghiên cứu sáng tạo các hoa văn và mẫu mã mới, đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước. Từ đó, thổ cẩm Chăm mới phát triển mạnh mẽ.

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 10

Nghệ nhân đang dệt thổ cẩm, dập cho chặt hoa văn.

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 11

Công đoạn bắt bông để có hoa văn như ý.

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 12

Làng nghề dệt đũi Nam Cao (Thái Bình). Sản phẩm thủ công này trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và trau chuốt của nghệ nhân. Trong ảnh: Nghệ nhân đang kéo đũi.

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 13

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 14

Một góc thao diễn của các nghệ nhân.

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 15

Làng nghề dệt lụa Phùng Xá (Hà Nội).

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 16

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 17

Tất cả công đoạn tạo ra sợi tơ sen đều chỉn chu và rất cầu kỳ. Cuống sen sau khi được ngắt trực tiếp từ đầm phải rửa qua 2 lớp nước để làm sạch bùn và gai. Cuống sạch thì tơ mới sạch và đẹp. Cuống nào cũng làm được tơ sen, riêng cuống non cho lượng tơ dẻo và đẹp. Phải cần tới 4.800 cuống sen cho một chiếc khăn quàng cổ dài 1,7m, ngang 25cm. Mất khoảng gần 1 tháng trời mới cho ra đời được chiếc khăn quàng.

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 18

du khach thich thu xem nghe nhan dung ky thuat tinh xao lam ra hang doc! - 19

Nhiều làng nghề trên cả nước hội tụ trên đất Cố đô Huế.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hải Vân

CLIP HOT