Những di chứng nguy hiểm khi trẻ mắc hội chứng rung lắc

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Biểu hiện của hội chứng rung lắc sẽ có hai nhóm triệu chứng chính đó là triệu chứng thiếu máu và triệu chứng tăng thường nội sọ, khi một khối xuất huyết tụ nằm ở trong não sẽ dẫn tới chuyện đè ép những nhu mô não khác dẫn đến và hội chứng thiếu máu.

Chương trình Bác sĩ nhi khoa với chủ đề “Hội chứng rung lắc ở trẻ em” có sự tham gia tư vấn của bác sĩ Nguyễn Thị Minh Thư, Bác sĩ Chuyên khoa 2 - Bệnh viện Nhi đồng 2 - TP.HCM.

Mở đầu tình huống, người chị chuẩn bị đi chợ nên gửi cháu cho em trai. Nhưng không nghe lời chị nói, người em chỉ tập trung chơi game và không quan tâm đến lời chị gái nói. Sau khi nghe chị chửi và tịch thu điện thoại thì hai cậu cháu tập trung chơi với nhau. 

Sau một khoảng thời gian, người chị đi chợ về bất ngờ thấy cậu đang bế cháu lên cao thì hét lớn: “Chời ơi, sao em lại chơi nguy hiểm vậy. Em có biết nếu bế cháu lên cao như vậy thì có thể gây ra hội chứng rung lắc không, rất nguy hiểm với trẻ nhỏ”. Em trai thấy chị gái chỉ đang làm quá lên, chỉ là bế cháu lên cao làm sao mắc bệnh được. Để cho em trai hiểu hơn về hội chứng rung lắc ở trẻ em, người chị liền mời bác sĩ tư vấn.

Những di chứng nguy hiểm khi trẻ mắc hội chứng rung lắc - 1

Chia sẻ về ý kiến cho trẻ chơi trò chơi máy bay có thể dẫn đến hội chứng rung lắc, Bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Minh Thư cho biết: “Kích thước đầu của trẻ nhỏ chiếm tỷ lệ rất là lớn so với toàn phần cơ thể. Đồng thời một đặc điểm giải phẫu của trẻ em nữa là cái nhu mô não sẽ chưa đến gần với xương bản sọ. Do đó giữa nhu mô não và xương bản sọ sẽ có một phần trống. Đối với trẻ em, khi bị rung lắc có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết não hay còn được gọi là hội chứng rung lắc ở trẻ. Đặc biệt, trẻ càng nhỏ thì nguy cơ bị hội chứng rung lắc sẽ càng nhiều”.

Nói rõ hơn về hội chứng rung lắc và ảnh hưởng đến với trẻ nhỏ, nữ bác sĩ cho biết thêm: “Đặc điểm giải phẫu của trẻ em nữa là cái nhu mô não sẽ chưa đến gần với xương bản sọ. Do đó giữa nhu mô não và xương bản sọ sẽ có một phần trống. Nếu có hiện tượng va đập thì dẫn đến xuất huyết não trong thuật ngữ chuyên môn còn được gọi là xuất huyết màng cứng hoặc xuất huyết dưới màng nhện. Khi hiện tượng xuất huyết não xảy ra lượng máu sẽ chèn ép vào cái nhu mô não đang trong giai đoạn trưởng thành của trẻ và giảm chức năng của não. Đối với hội chứng rung lắc cho dù có điều trị và ổn định qua giai đoạn cấp tính nhưng phần não đã bị chèn ép thì nó vẫn có thể gây những di chứng về mặt tâm thần, vận động khi trẻ lớn lên”.

Nói về các triệu chứng của trẻ khi bị mắc Hội chứng rung lắc, Bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Minh Thư chia sẻ: “Biểu hiện của hội chứng rung lắc sẽ có hai nhóm triệu chứng chính đó là triệu chứng thiếu máu và triệu chứng tăng thường nội sọ. Khi một khối xuất huyết tụ nằm ở trong não sẽ dẫn tới chuyện đè ép những nhu mô não khác dẫn đến hội chứng tăng huyết nội sọ và hội chứng thiếu máu. Trẻ sẽ có biểu hiện lừ đừ, quấy khóc nặng hơn sẽ là hôn mê. Ngoài ra trẻ sẽ bỏ bú và nặng hơn trẻ có thể nôn liên tục”.

Bác sĩ nhi khoa được phát sóng định kỳ lúc 17h50 Chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7. Chương trình do Công ty Truyền Thông Bee phối hợp với Đài Truyền hình  TP.HCM thực hiện. 

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Mạnh Long

CLIP HOT