Hơn 30 tuổi, nhưng tôi thiếu trầm trọng kỹ năng quản lý tài chính: Trang bị kiến thức sớm, trưởng thành bớt chật vật

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tôi đã nghĩ rằng mình không quá tệ trong quản lý tiền bạc. Mỗi tháng, tôi vẫn tiết kiệm được một khoản, không mắc nợ thẻ tín dụng và có một công việc ổn định. Nhưng khi ngồi trước màn hình xem chương trình truyền hình liên quan tới tài chính, tôi bất ngờ nhận ra rằng có những kiến thức tài chính cơ bản nhất, tôi lại không thể trả lời.

Một trong những câu hỏi của chương trình " Vũ trụ Đồng tiền - Moneyverse" hôm đó là: "Bạn có biết công thức tính lãi kép không?" Tôi bối rối. Tất nhiên, tôi đã nghe đến khái niệm lãi kép, nhưng nếu bảo tôi diễn giải rõ ràng hoặc áp dụng vào thực tế, tôi lại lúng túng. Khi MC đưa ra câu hỏi khác: "Nếu bạn muốn có 1 tỷ đồng sau 20 năm, bạn cần đầu tư bao nhiêu mỗi tháng với lãi suất 8%/năm?" Tôi hoàn toàn không có câu trả lời.

Những câu hỏi này không phải quá phức tạp, nhưng tôi chưa bao giờ thực sự nghĩ đến chúng một cách nghiêm túc. Tôi bắt đầu tự hỏi: Nếu tôi, một người hơn 30 tuổi, có công việc ổn định, còn không thể trả lời những câu hỏi cơ bản về tài chính cá nhân, thì bao nhiêu người khác ngoài kia cũng như tôi?

Hơn 30 tuổi, nhưng tôi thiếu trầm trọng kỹ năng quản lý tài chính: Trang bị kiến thức sớm, trưởng thành bớt chật vật - 1

Chúng ta đã bị "bỏ quên" khỏi giáo dục tài chính

Ở Việt Nam, rất ít người được dạy về tài chính cá nhân từ nhỏ. Thậm chí việc bàn đến tiền với trẻ em đang đi học còn bị cho là điều cần tránh, là không tốt. Trong khi ở nhiều nước phát triển, trẻ em đã được hướng dẫn cách lập ngân sách, tiết kiệm và đầu tư từ cấp tiểu học, thì chúng ta lại lớn lên với suy nghĩ: "Chỉ cần học giỏi, có công việc tốt là đủ". Thực tế, khi ra đời, chúng ta phải đối mặt với các quyết định tài chính lớn như mua nhà, mua xe, quản lý nợ, nhưng không có nền tảng kiến thức để xử lý.

Hãy nhìn vào những câu chuyện thực tế như Minh (32 tuổi) một người Việt trưởng thành đi làm bình thường, khi nhận lương, thì Minh chỉ chi tiêu theo cảm tính mà không có kế hoạch tiết kiệm hay đầu tư. Đến khi muốn mua nhà để lập gia đình, Minh mới nhận ra rằng mình không có bất kỳ khoản dự phòng nào, chỉ biết trông chờ vào bố mẹ hỗ trợ.

Hoặc những người phụ nữ thường được coi như "tay hòm chìa khoá" trong nhà, như Hương (28 tuổi) đến khi nghỉ làm sinh con thì gia đình không có quỹ khẩn cấp nào. Chỉ cần ốm đau hay bất trắc thì phát sinh đều đè nặng lên thu nhập của chồng. Khi lấy chồng, không ai dạy những người phụ nữ này những nguyên tắc cơ bản trong quản lí tài chính cá nhân, phân bổ quỹ gia đình.

Hoặc như Quang (38 tuổi) khởi nghiệp kinh doanh buôn bán nhỏ, nhưng không biết kiểm soát dòng tiền, Quang liên tục phải vay ngân hàng với lãi suất cao để duy trì hoạt động kinh doanh. Dù doanh thu tốt, nhưng Quang chỉ duy trì trì được 3 năm và phải dừng vì áp lực lãi vay.

Hơn 30 tuổi, nhưng tôi thiếu trầm trọng kỹ năng quản lý tài chính: Trang bị kiến thức sớm, trưởng thành bớt chật vật - 2

Những câu chuyện này không phải hiếm gặp. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà nhiều người trưởng thành nhưng không hiểu cách quản lý tài chính, dẫn đến áp lực kinh tế lớn khi lập gia đình, nuôi con hay kinh doanh.

Hơn 30 tuổi, nhưng tôi thiếu trầm trọng kỹ năng quản lý tài chính: Trang bị kiến thức sớm, trưởng thành bớt chật vật - 3

Không thể để tài chính cá nhân trở thành rào cản cuộc sống

Chương trình "Vũ trụ Đồng tiền - Moneyverse" xuất hiện như một làn gió mới, giúp giới trẻ Việt Nam tiếp cận tài chính theo cách trực quan, sinh động. Không chỉ đơn thuần là một gameshow, chương trình đặt ra những câu hỏi thực tế, đánh thức nhận thức của người xem về tài chính cá nhân. Một số câu hỏi điển hình trong chương trình:

" Nếu bạn có một khoản nợ thẻ tín dụng với lãi suất 18%/năm, bạn nên trả trước hay gửi tiết kiệm với lãi suất 7%/năm?"

"Mua bảo hiểm nhân thọ có phải là một hình thức đầu tư không?"

"Làm thế nào để đạt tự do tài chính trước tuổi 40?"

Những câu hỏi này không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn giúp khán giả nhận thức về những quyết định tài chính trong cuộc sống. Nếu được trang bị kiến thức tài chính từ sớm, có lẽ nhiều người sẽ không phải chật vật khi trưởng thành.

Hơn 30 tuổi, nhưng tôi thiếu trầm trọng kỹ năng quản lý tài chính: Trang bị kiến thức sớm, trưởng thành bớt chật vật - 4

Sau buổi tối hôm đó, tôi bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về tài chính cá nhân. Tôi đọc sách, tham gia các khóa học online và theo dõi "Vũ trụ Đồng tiền". Tôi hiểu rằng, việc quản lý tài chính phải là kỹ năng sống quan trọng mà ai cũng cần nắm vững.

Nếu bạn cũng từng lúng túng trước những quyết định tài chính, hãy bắt đầu từ bây giờ. Đừng để đến khi gặp khó khăn mới nhận ra rằng mình đã bỏ lỡ những bài học quan trọng. Và quan trọng hơn, hãy giúp thế hệ trẻ sau này có cơ hội được tiếp cận kiến thức tài chính từ sớm, để họ không phải bối rối như chúng ta ngày hôm nay.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

PV

CLIP HOT