Đưa văn hóa đọc len lỏi khắp các vùng miền

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hình ảnh từ những em bé đến những cụ già ngồi miệt mài đọc sách ở khắp các thôn xóm luôn hiển hiện trong trí tưởng tượng bà Kim Thoa - người sáng lập và điều hành Tân Việt Books.

Sinh ra và lớn lên tại vùng nông thôn tỉnh Hưng Yên, thuở nhỏ, bà Kim Thoa (nay là CEO Tân Việt Books) không có nhiều điều kiện tiếp xúc với sách vở. Bà nhận thấy đây cũng là câu chuyện đáng buồn tại nhiều địa phương khác hiện nay, đặc biệt là những vùng kinh tế còn gặp khó khăn.

Đến khi trưởng thành, bà Kim Thoa mới có cơ hội được đọc nhiều cuốn sách giá trị, có chứa những câu chuyện truyền cảm hứng giúp bà có thêm ý chí và sức mạnh để gặt hái thành công. Đáp trả những gì nhận được từ sách, nhiều năm qua, bà Kim Thoa quyết tâm thực hiện các dự án cải tạo thư viện trường học, xây dựng không gian văn hóa đọc, tổ chức các talkshow truyền cảm hứng và tình yêu sách cho mọi đối tượng tại nhiều địa phương trên cả nước. 

Được mệnh danh là “người phụ nữ thép trong ngành sách”, CEO Tân Việt Books luôn nung nấu ý tưởng mang chất “thép” của mình để kiến tạo nên những dự án phát triển thói quen đọc sách trong cộng đồng, với mong muốn mang văn hóa đọc len lỏi khắp các vùng miền.Đưa văn hóa đọc len lỏi khắp các vùng miền - 1

Những năm qua, chất “thép” đó đã được bà tôi luyện như thế nào thông qua các hoạt động văn hóa đọc cộng đồng?

Tôi may mắn làm việc trong lĩnh vực xuất bản nên được tiếp cận sách một cách thuận lợi. Sách cho tôi nhiều triết lý, kinh nghiệm và bài học khiến tôi mạnh mẽ, dám nghĩ, dám làm hơn. Với tôi, sách luôn là người thầy thôi thúc tôi hành động.

Tôi ý thức rằng mình không chỉ phải học những thành công mà còn phải học cả những câu chuyện thất bại của các nhân vật trong sách, để bản thân biết rút kinh nghiệm trước mỗi hành động và kiên cường hơn nếu không may gặp thất bại.

Cuốn sách khiến tôi bắt đầu hun đúc ý chí và tinh thần, sức mạnh là Thép đã tôi thế đấy. Trong truyện, tôi ấn tượng với nhân vật Paven – người đã đứng lên, hi sinh chiến đấu cho Tổ quốc. Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên mà thời sinh viên tôi đọc được và nó đã thực sự truyền cảm hứng cho tôi. Chất “thép” của tôi cũng từ đó mà được tôi luyện.

Cũng nhờ có sách, tôi có được thành công. Và tôi muốn nhiều người khác cũng sẽ như tôi, tìm được nhiều giá trị quý báu qua trang sách. Vì thế tôi thường xuyên thực hiện các hoạt động đưa sách về vùng nông thôn. Mới đây nhất, tôi lên ý tưởng thực hiện dự án “Nhà văn hóa – Không gian văn hóa đọc cộng đồng”, nhằm cải tạo nhà văn hóa thôn bản, xây dựng không gian đọc cho người dân trong thôn.

Dự án “Nhà văn hóa – Không gian văn hóa đọc cộng đồng” được khởi xướng thực hiện với mục đích gì?

Tôi nảy ra ý tưởng đó bắt nguồn từ việc nhận thấy nhà văn hóa thôn là địa điểm được nhà nước đầu tư về nguồn lực, nhưng luôn ở trong tình trạng “cửa đóng, then cài”, không hoạt động hết công năng của nó. Vì thế, tôi muốn nơi đây thực sự trở thành điểm đến văn hóa lý tưởng cho người dân trong thôn với nguồn sách phong phú, không gian thoáng mát, tiện ích.

Đưa văn hóa đọc len lỏi khắp các vùng miền - 2

Không gian nhà văn hóa thôn Như Lân được cải tạo thành thư viện cộng đồng. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Tôi lên ý tưởng cải tạo các dự án nhà văn hóa thành không gian văn hóa đọc cộng đồng bằng cách kêu gọi các nguồn xã hội hóa từ những người thành công để đóng góp cho quê hương mình, giúp mọi nhà có điều kiện tiếp cận sách thuận lợi hơn. Mục đích cuối cùng của tôi vẫn là mang văn hóa đọc len lỏi khắp các vùng miền.

Dự án đang ở những bước đi đầu tiên, khó khăn gặp phải là không ít, nhưng may mắn là tôi vẫn tìm được nguồn động viên lớn đến từ nhiều cá nhân, tập thể. Những mô hình nhà văn hóa tích hợp đầu tiên đã được đặt tại thôn như Lân, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và… (địa chỉ cụ thể) tỉnh Thái Bình. Tại mỗi điểm, khoảng gần 3.000-5.000 đầu sách được sắp xếp phục vụ miễn phí cho bà con nông dân trong thôn. 

Con người chúng ta có những năng lực phi thường nhưng còn nhiều người chưa nhận ra điều đó, khi đọc sách, chúng ta mới được những bộ óc vĩ đại, những người thành công truyền cảm hứng. Sách có giá trị làm thay đổi trạng thái tinh thần, thay đổi quan điểm, suy nghĩ của người đọc nên tôi muốn mang giá trị đó đến với mọi người, mọi nhà để đánh thức năng lực tiềm ẩn đó.Đưa văn hóa đọc len lỏi khắp các vùng miền - 3

Trong số những đầu sách được trang bị tại các không gian văn hóa đọc ở thôn bản, những cuốn sách về văn hóa, tình yêu thiên nhiên, con người được chú trọng ra sao?

Nguồn sách được trang bị tại mỗi nhà văn hóa – không gian văn hóa đọc cộng đồng có sự đa dạng, phục vụ mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ em. Trong đó có nhiều cuốn về mảng văn hóa, giáo dục, thiên nhiên, đất nước. Có thể kể đến như cuốn Bản sắc văn hóa Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử các triều đại Việt Nam, Hà Nội 36 phố phường…

Mục đích của chúng tôi khi đưa dòng sách thuộc chủ đề này về các thôn bản là muốn gieo cho các em nhỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; đồng thời giúp các em làm quen với lịch sử, văn hóa, địa lý của Việt Nam. Tôi tin rằng cho con tìm hiểu tri thức qua sách ngay từ nhỏ chính là trao cho con một khối tài sản lớn trong tương lai, gieo mầm tri thức càng sớm thì thành quả nhận lại sẽ càng lớn.

Chuyến du hành gieo mầm tri thức dự kiến sẽ được thực hiện ở những địa điểm nào trong thời gian tới, thưa bà?

Dự kiến, chúng tôi sẽ thực hiện mô hình “Nhà văn hóa - Không gian văn hóa đọc” ở các vùng nông thôn của khu vực miền Bắc trước (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương…). Sau đó, tùy vào tấm lòng hảo tâm của các mạnh thường quân, mô hình sẽ được nhân rộng ra tại các địa phương trên cả nước. Tôi hi vọng chuyến du hành gieo mầm tri thức này sẽ được nhiều cá nhân, tập thể, những người con thành đạt hướng về quê hương ủng hộ, cùng chung tay, góp sức.

Thời gian tới, tôi cũng sẽ có những buổi chia sẻ truyền cảm hứng về thói quen đọc sách cho cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp lớn ở Hà Nội như một số ngân hàng, hiệp hội doanh nhân…

Theo bà, trong tương lai, với những nỗ lực cải tạo, bền bỉ mang sách về vùng quê, những không gian văn hóa đọc cộng đồng sẽ trở thành điểm đến văn hóa thường xuyên của người dân trong thôn? Hình ảnh từ những em bé đến những cụ già ngồi chăm chú đọc sách ở nhà văn hóa đã hiển hiện như thế nào trong trí tưởng tượng của bà? Chúng ta cần làm gì để điều tưởng tượng ấy sớm trở thành hiện thực?

Tôi có niềm tin rằng với sự chúng tay của mọi người, nhà văn hóa – không gian văn hóa đọc cộng đồng chắc chắn sẽ trở thành điểm đến văn hóa lý tưởng của người dân trong thôn. Bởi nếu so với nhà văn hóa cũ và thực trạng mới sau khi được đầu tư cải tạo thì nó là một sự khác biệt vô cùng lớn.

Điểm đến văn hóa của bà con nông dân trông khang trang, sạch đẹp, không gian thân thiện, có chứa nhiều sách, ánh sáng đầy đủ. Với cơ sở hạ tầng tốt như thế, tôi tin chắc chắn nơi đây sẽ kéo người dân đến với sách nhiều hơn.

Hình ảnh từ những em bé đến các cụ già ngồi đọc sách luôn hiển hiện trong trí tưởng tượng của tôi. Sách khi đó còn là sự gắn kết tình thân, tình yêu thương trao cho nhau để xích lại gần nhau hơn.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thu Huệ

CLIP HOT