Trưng bày “Áo dài Huế - xưa và nay” giúp mọi người hiểu rõ hơn sự biến chuyển của văn hóa mặc và đặc biệt là sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn của áo dài...
Trưng bày “Áo dài Huế - xưa và nay” giúp mọi người hiểu rõ hơn sự biến chuyển của văn hóa mặc và đặc biệt là sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn của áo dài...
Đến Huế dịp này, du khách thập phương được tham gia nhiều hoạt động, chương trình ở tuần lễ Festival Huế 2022.
Giữa trầm tích văn hóa xứ Huế, tà áo dài vẫn âm thầm nối nhịp xưa - nay
Với những ai có niềm đam mê với áo dài, có mong muốn tìm hiểu về chiếc áo dài, trưng bày “Áo dài Huế - xưa và nay” ở Festival Huế 2022 là một hoạt động không nên bỏ qua.
Hoạt động trưng bày về “Áo dài Huế - xưa và nay” diễn ra tại Bảo tàng Văn hóa Huế (23-25 đường Lê Lợi, TP Huế) do Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế tổ chức.
Đến với "Trưng bày Áo dài truyền thống Huế", du khách sẽ được lắng nghe hơi thở của thời gian, đan xen giữa quá khứ - hiện tại cùng những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống nhẹ nhàng tung bay trên những tà áo thướt tha
Đây là hoạt động hưởng ứng diễn ra trước tuần lễ Festival Huế 2022, giúp người dân, du khách hiểu rõ hơn sự biến chuyển của văn hóa mặc và đặc biệt là sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn của áo dài qua từng thời kì.
Không gian trưng bày áo dài được chia làm hai phần gồm áo dài theo dòng lịch sử: người tham quan tìm hiểu sơ lược về sự ra đời, phát triển của chiếc áo dài Việt Nam và không gian Áo dài Huế - xưa và nay.
Từ áo tứ thân vùng Kinh Bắc được cải cách, phát triển thành áo ngũ thân, áo dài ba thân, áo dài Le Mur cuối thập niên 30, áo dài Lê Phổ, Lê Thị Lựu (thập niên 30 và 40), áo dài cổ cao (thập niên 50), áo dài cổ thuyền (từ cuối thập niên 50), áo dài tay giác lăng (thập niên 60), áo dài thắt eo lưng ong (thập niên 60), áo dài Mini (cuối thập niên 60) và áo dài từ thập niên 80 cho đến nay.
Trưng bày ý nghĩa này sẽ diễn ra đến ngày 17/7
Không gian được thiết kế giúp du khách có cái nhìn chi tiết hơn về áo dài, công năng của mỗi loại áo dài, hiểu thêm về lịch sử văn hóa của vùng đất kinh kỳ thông qua rất nhiều mẫu áo dài được sưu tầm, phục dựng và các hình ảnh sinh động được bố trí hợp lí.
Một số hiện vật cổ có giá trị văn hóa, có tuổi đời hàng thế kỷ nhưng vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Ngoài ra, còn có những mẫu áo dài được sưu tầm trong dân gian như áo dài của nữ sinh Đồng Khánh, áo dài ba thân tay nối của các mệ tiểu thương chợ Đông Ba có tuổi đời là 90 năm… đến các mẫu áo dài được phục chế của nhà thiết kế Quang Hòa hay các mẫu áo dài đang được giới mộ điệu sử dụng trong cuộc sống hiện đại.
Hoạt động này trưng bày 13 bảng trích, gần 60 ảnh tư liệu và hơn 40 hiện vật
Không gian trưng bày “Áo dài Huế - xưa và nay” là điểm đến không thể bỏ lỡ dành cho người dân và du khách tham quan Huế trong thời gian này. Qua đó, người xem có những trải nghiệm đầy đủ hơn về văn hóa, cảnh quan và con người mảnh đất xứ Huế.
Áo dài ngũ thân nam giới thượng lưu thời Nguyễn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
Theo Ban tổ chức, tuần lễ Festival Huế diễn ra từ ngày 25/6 đến ngày 30/6 sẽ có nhiều chương trình nghệ thuật, lễ hội quy mô, độc đáo, hoành tráng như chương trình Nghệ thuật Khai màn, chương trình biểu diễn hàng đêm của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế...
Giới thiệu tới công chúng nét đẹp, sự biến đổi về kiểu dáng, tính đa dạng về màu sắc, hoa văn của áo dài truyền thống Việt Nam nói chung và áo dài Huế nói riêng trong dòng chảy lịch sử văn hóa
Không gian của áo dài
Áo dài lễ phục các bà thời Nguyễn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
Tìm hiểu về áo dài
Áo dài Mini – Áo dài chít eo lưng ong – Áo dài tay Rắc-lăng
Chiêm ngưỡng không gian trưng bày áo dài Huế xưa và nay