Ngày Xuân về Long Sơn vuốt giấy son, mài mực

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Bao nhiêu năm qua, người dân làng biển Long Sơn, Vũng Tàu vẫn gìn giữ tập tục viết Liễn vào dịp Xuân sang Tết đến với những lời cầu chúc mọi điều thịnh vượng, phúc lạc an khương.

Ngày Xuân về Long Sơn vuốt giấy son, mài mực - 1

Các kỳ lão Long Sơn chăm chút từng ô chữ, từng nét phẩy, nét mác…

Mỗi độ gió Xuân cuộn về vấn vương dưới chân núi Nứa, những gốc mai già lác đác vươn mình trổ nụ, các kỳ lão ở làng biển Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu) lại tất bật tay vuốt giấy son, tay cân thẻ mực… chuẩn bị viết liễn đón Xuân.

Ngày Xuân về Long Sơn vuốt giấy son, mài mực - 2

Nằm bên ngôi làng biển dưới chân núi Nứa, quần thể Nhà lớn Long Sơn tọa lạc trên hòn đảo cùng tên thuộc tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu.

Ngày Xuân về Long Sơn vuốt giấy son, mài mực - 3

Nơi đây chỉ cách trung tâm TP. Vũng Tàu khoảng độ 40 km và cách TP.HCM chưa đầy 80 km.

Ngày Xuân về Long Sơn vuốt giấy son, mài mực - 4

Xuôi về phía Bắc đảo Long Sơn, ghe tàu neo đậu, nơi đây còn có Khu làng bè với các loại hải sản tươi ngon hấp dẫn du khách gần xa.

Ngày Xuân về Long Sơn vuốt giấy son, mài mực - 5

Đặc biệt, Nhà Lớn còn lưu giữ một trong năm chiếc ghe đầu tiên về Long Sơn lập nghiệp tại Nhà Ghe sấm, nơi đầu Bến kinh, giáp với khu chợ.

Nhà Lớn nằm trên diện tích khoảng 2ha do Ông Trần (tên thật là Lê Văn Mưu, người gốc Hà Tiên đến Long Sơn khai khẩn vào đầu TK XX) khởi công xây dựng từ năm 1910, hoàn thành vào năm 1929.

Gồm ba phần: Khu đền thờ; Khu quần thể các di tích nhà Long Sơn (trường học, chợ, nhà mát, nhà bảo tồn, các dãy phố…) và Khu lăng mộ của ông Trần.

Ngày Xuân về Long Sơn vuốt giấy son, mài mực - 6

Lầu Cấm nằm trong Khu đền thờ, ngoài ra khu này còn có: Nhà Thánh, Lầu Trời, Lầu Tiên, Lầu Phật (Chính điện), nhà Hậu (Hậu điện) và Lầu Dài.

Làng biển Long Sơn từ lâu đã nổi danh với quần thể kiến trúc Nhà Lớn, nơi còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán mang đậm phong cách đặc trưng của người Nam bộ xưa, đó là phong tục viết liễn đón Xuân vô cùng độc đáo.

Ngày Xuân về Long Sơn vuốt giấy son, mài mực - 7

Theo thông lệ, nhằm ngày 21 tháng Chạp hàng năm, trước khi đưa Ông Táo về trời 2 ngày, các kỳ lão ở làng biển Long Sơn (xã đảo Long Sơn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) lại quy tập về Nhà Lớn, tất bật tay vuốt giấy son, tay cân thẻ mực… miệt mài viết liễn Xuân.

Ngày Xuân về Long Sơn vuốt giấy son, mài mực - 8

Liễn theo âm Hán – Việt là “liên”, người Việt lại đọc thành “liễn”. Là các câu Liễn đối, dân gian hay gọi “Câu đối đỏ”, vốn là hai câu song hành, đối nhau từng từ, từng chữ nhưng ý tứ phải liên quan đến nhau; âm vận, thanh sắc của liễn khi ngâm lên phải hài hòa, đồng điệu như khúc giao mùa ngày Tết. 

Ngày Xuân về Long Sơn vuốt giấy son, mài mực - 9

Các câu Liễn thường được viết trên các thanh gỗ hoặc trên các vuông vải v..v… Thông dụng nhất là trên các thếp giấy son, loại giấy màu đỏ tươi, dân gian còn gọi là giấy hồng đơn.

Giấy son gồm hai loại: giấy láng và giấy thường, tương ứng với hai loại mực; mực nhũ huỳnh: màu vàng kim lấp lánh, dùng trên giấy láng, loại này hiếm thấy; còn lại đa phần các câu đối được viết bằng mực tàu, màu đen đậm trên giấy son thường.

Ngày Xuân về Long Sơn vuốt giấy son, mài mực - 10

Liễn đối được dán trên các cột gỗ dọc theo hành lang khu Nhà Lớn, nội dung mang tính giáo dục, các lời hay ý đẹp về đạo làm người.

Ở Nhà lớn Long Sơn, các câu Liễn đối được các kỳ lão “phóng bút” bằng chữ Nho theo lối Khải thư chân phương, ngay ngắn và chuẩn mực. Kiểu chữ này đường nét tinh hoa mang đậm phong cách thư pháp Việt, được nắn nót, chăm chút đến từng nét chấm, nét phẩy…

Cứ thế, bao nhiêu năm qua, người dân làng biển Long Sơn vẫn gìn giữ nếp viết Liễn vào dịp Xuân sang Tết đến như thay cho lời cầu mong mọi điều thịnh vượng, phúc lạc an khương.

Ngày Xuân về Long Sơn vuốt giấy son, mài mực - 11

Viết Liễn chỉ gói gọn trong ngày 21 tháng Chạp, qua ngày 22 sẽ được các kỳ lão trang trọng treo hoặc dán lên tường; có nơi dán dọc theo các cột gỗ, 2 bên lối đi, hành lang, hoặc dán ngang trước các ngạch cửa, bệ thờ v.v..

Các câu liễn mang nội giáo dục, những lời răn dạy của các bậc Thánh hiền, phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ tiên về Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí – Tín. Trong đó, có nhiều câu răn dạy con cháu cách đối nhân xử thế, giữ gìn điều nhân nghĩa được truyền từ đời này sang đời khác như một tập quán thủy chung đạo làm người của Ông Trần.

Ngày Xuân về Long Sơn vuốt giấy son, mài mực - 12

Thế hệ trẻ kế thừa truyền thống viết Liễn đón Xuân vô cùng độc đáo; người già cầm tay người trẻ, sửa từng nét mực thừa, từng ô chữ xéo.

Trải qua bao thăng trầm, năm tháng, tập tục viết liễn ngày Xuân vẫn được lưu truhàng vạn lượt khách về tham quan, hành hương và cúng lễ, nhất là vào các dịp lễ tết.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long

CLIP HOT