Ngắm “phong ba, bão táp” hiên ngang giữa Trường Sa
Trường Sa không chỉ có cát trắng, san hô, đá và vị mặn mòi của biển mà còn đong đầy màu xanh của cây lá. Ngoài bàng vuông, ở Trường Sa còn có hai loài cây đặc trưng là phong ba và bão táp.
Đây là hai loài có sức sống dẻo dai và bền bỉ, biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của các chiến sĩ hải quân nơi đảo xa.
Hoa bão táp màu trắng đục, có 5 cánh mỏng, nở từng chùm…
Ngược lại, hoa của phong ba hơi ngả vàng.
Bão táp đan xen những hàng dài ven biển. Bão táp không chỉ có tác dụng chắn gió, cát, chịu mặn và giữ đất, mà còn làm bóng mát, che chở cho những loài cây khác.
Trước cửa Trường Tiểu học và Nhà văn hóa xã đảo Sinh Tồn rợp bóng phong ba.
Cây bão táp ở trước hải đăng Nam Yết. Lá bão táp gần giống như lá bàng vuông, nhưng mỏng hơn và nhỏ hơn; mềm mướt, không cứng như lá bàng mà rất dễ dập nát.
Cây phong ba trên đảo Song Tử Tây được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Chiều cao cây tính từ mặt đất là 25m, chu vi thân cây 3,8m, tán rộng 35m. Qua nhiều trận bão, tán cây nhiều lần bị gió giật ngả nghiêng nhưng rồi vẫn đứng vững.
Hoa bão táp mỏng manh là vậy, nhưng sức sống vô cùng mãnh liệt.
Những mầm cây phong ba tiếp tục sinh sôi nảy nở.
Cây bão táp hiên ngang và tốt tươi bên bờ biển, hiên ngang giữa nắng gió rát da, thịt.
Phong ba đã trở thành biểu tượng của lòng can đảm, ý chí bất khuất của đất và người Việt Nam giữa biển khơi, giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Sắc tím hoa bằng lăng vẽ nên màu thương nhớ những ngày hè trên phố phường Hà Nội.