MẶT TRÁI CỦA NỀN “VĂN HÓA CÔNG CHÚA” VÀ “THI HOA HẬU”?

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo


MẶT TRÁI CỦA NỀN “VĂN HÓA CÔNG CHÚA” VÀ “THI HOA HẬU”? - 1 

 

Trong tác phẩm Cinderella Ate My Daughter, cây bút Peggy Orenstein của Tạp chí New York Times Magazine đã có những nhận xét về hiện tượng “văn hóa công chúa” và “thi hoa hậu” đang thịnh hành tại nhiều nước và tạo áp lực rất mạnh lên lứa tuổi mới lớn

 

 

 

Những cô gái trên khắp thế giới thường đều trải qua giai đoạn “Princess phase”, trong đó họ bị ám ảnh bởi hình tượng công chúa, bị thu hút bởi mầu hồng và sự xinh đẹp, đặc biệt là từ những nàng công chúa trong các bộ phim Disney. Khi tình trạng này xảy ra với Daisy, con gái của Peggy Orenstein, cộng tác viên tờ New York Times Magazine, bà đã quyết định nghiên cứu nó và phát hiện ra “văn hóa công chúa” và “thi hoa hậu” không hề ngây thơ và vô hại như người ta tưởng, thậm chí có thể gây ra những hậu quả tiêu cực trong quá trình phát triển tâm lý, xã hội và thể lý của bọn trẻ.

Khám phá của Orenstein đã đưa bà đến Walt Disney World (một cửa hiệu được các thiếu nữ Mỹ ưa chuộng đến nỗi có một tên khác là “American Girl Store”, ở New York City) và đến một cuộc thi hoa hậu trẻ em (child beauty pageant). Bà ghi chi tiết lại công trình nghiên cứu cùa mình trong cuốn sách mới Cinderella Ate My Daughter: Dispatches from the Front Lines of the New Girlie-Girl Culture vừa phát hành vào cuối tháng 2 tại Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Tạp chí LiveScience, Orenstein nói về các trải nghiệm và phát hiện của bà về mặt trái của “chủ nghĩa văn hóa đề cao hình tượng công chúa và hoa hậu”.

MẶT TRÁI CỦA NỀN “VĂN HÓA CÔNG CHÚA” VÀ “THI HOA HẬU”? - 2

  •  LiveScience: Chị lấy cảm hứng từ đâu để viết cuốn sách này?

- Orenstein: Tôi là một người mẹ, và tôi nghĩ khi bạn trưởng thành, bạn không thực sự quan tâm nhiều đến những gì đang diễn ra trong thế giới văn hóa của trẻ em. Đến khi bạn có con và buộc phải đi vào thế giới đó, thì thình lình có một cái gì đó rất sốc diễn ra trước mắt bạn. Bạn không nghĩ là nó quá khủng khiếp như thế. Chúng khác rất nhiều với những gì bạn tưởng hoặc từng gặp phải lúc còn bé. Thế giới của bọn trẻ hôm nay hoàn toàn khác với thế giới ngày xưa. Chúng có nhiều chọn lựa, nhiều cám dỗ và cũng nhiều cạm bẫy hơn. Vì vậy, khi có con gái Daisy, tôi bắt đầu tự hỏi: điều gì đang xảy ra khi bọn trẻ bây giờ tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ năng lãnh đạo và rất xuất sắc trong các môn thể thao. Trong khi có người xem đây là “việc bình thường, không có gì phải ầm ĩ” thì cũng có người rất quan tâm đến nó. Áp lực lớn nhất mà các cô gái hôm nay gặp phải, ngay từ lúc còn ngồi ghế nhà trường là “phải xinh đẹp như công chúa, hoa hậu”. Trang phục thì phải có mầu hồng (không nơ thì váy hay giày) như vừa bước ra từ một câu chuyện thần tiên. Hấp dẫn và “hot” là hai yếu tố nhiễm nhiều nhất vào đầu bọn trẻ. Hệ quả là có đứa nhịn ăn để gầy và rơi vào tình trạng “rối loạn ăn uống” (eating disorder); có đứa bị trầm cảm vì không biết làm sao để đạt được các chuẩn mực văn hóa của thế hệ mình, kể cả chuẩn mực thật lẫn ảo. Tất cả những áp lực văn hóa và nhan sắc trên đang là vấn đề lớn của lứa tuổi teen. Mục đích công trình nghiên cứu của tôi là tìm xem những gì đang thực sự diễn ra trong thế giới phong phú của những cô gái nhỏ thời nay.

MẶT TRÁI CỦA NỀN “VĂN HÓA CÔNG CHÚA” VÀ “THI HOA HẬU”? - 3

  •  Chị đã nghiên cứu nhiều về những khía cạnh trong cái thế giới này, đặc biệt là ám ảnh về những nàng công chúa Disney. Vậy, chị thấy những “sản phẩm văn hóa tuổi teen” của Disney đã mang lại những gì cho các cô gái nhỏ?

- Thấy rõ nhất trong các sản phẩm văn hóa nhắm vào tuổi teen của Disney là cách trang điểm, phục trang và đám cưới mà nhân vật chính là công chúa. Nó nhấn mạnh đến khía cạnh sex và chủ nghĩa tiêu thụ. Chúng khuyến khích các cô gái bỏ tiền, thời gian và công sức ra để được đẹp hơn, hấp dẫn hơn, thon thả hơn như các nàng công chúa trong phim. Hành vi tiếp thị này là cực kỳ nguy hiểm, chúng tạo ra những mong ước giả mà thường vượt quá sức mình với hậu quả là khó lường. Chúng đưa nhan sắc và cái đẹp lên nấc thang trên cùng của tư duy làm người và thành đạt.

MẶT TRÁI CỦA NỀN “VĂN HÓA CÔNG CHÚA” VÀ “THI HOA HẬU”? - 4

  • Chị đưa ra nhiều dẫn chứng, nhưng ngoài các sản phẩm công chúa và các đồ chơi có “vấn đề”, còn các nguy cơ nào khác trong thế giới của những cô gái nhỏ hôm nay?

- Trong số các nguy cơ còn có những thông điệp đi kèm theo sản phẩm được nhấn mạnh như chân lý. Ví dụ như món quà sinh nhật Moxie Girlz mà con gái tôi nhận được vào ngày sinh nhật có kèm dòng chữ “Be true, be you”. Những thông điệp kiểu “Hãy khác biệt, hãy là chính bạn!” đều rất nguy hiểm vì chúng có tính hướng dẫn và đưa người nhận vào những giá trị ảo. Chúng đề cao tinh thần tự quyết mà không cần tham khảo ý kiến người khác. Trong khi vẫn còn sống bám vào cha mẹ, bọn trẻ lại làm quyết định bằng đồng tiền của người khác chứ không phải đồng tiền do mình làm ra.

  •   Nguy hiểm của những kiểu tiếp thị tạo ra các giá trị ảo?

- Thoạt nhìn, những nàng công chúa trong thế giới Disney hoàn toàn… vô tội, không… gây hại cho ai cả! Nhưng nếu đi sâu vào phân tích trên góc độ cha mẹ và nhà giáo dục sẽ thấy những tác hại do chúng tạo ra. Trước hết, chúng làm cho các thiếu nữ quên đi thực tại của mình và đưa ra nhiều quyết định sai trái dựa vào hình mẫu của thần tượng, dựa vào các giá trị mà chúng tin là đúng, là duy nhất. Trong khi đó, chúng bác bỏ các giá trị khác. Ví dụ, đã là The Magic 8 Ball thì phải có mầu hồng, là bộ sưu tập Yahtzee thì phải có trái tim và hoa trên những con số. Daisy, con gái tôi không đội gì khác ngoài chiếc nón Hello Kitty mầu hồng và đi chiếc xe đạp cũng mầu hồng. Nó sẽ mất tự tin khi chuyển sang mầu khác.

  •  Vậy các giá trị ảo trên đã ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển của các cô gái? Chị rút ra bài học gì từ phát hiện của mình?

- Bị ám ảnh bởi các giá trị ảo, con gái tưởng sự hấp dẫn là thứ có thể sai khiến được chứ không phải đến từ cảm súc. Khi chúng già dần, chúng sẽ hiểu đâu là ảo đâu là thật và sẽ có sự điều chỉnh. Nhưng tiếc thay, đôi khi các giá trị ảo theo đuổi người ta hết cả cuộc đời. Có không ít cô gái đi từ ám ảnh hấp dẫn sang quan hệ tình dục sớm để phải hối tiếc sau này. Theo tôi, tất cả những cái gì được xem là ảo thì sẽ mất đi, nhưng di chứng chúng để lại trong thể xác và tâm hồn nạn nhân đôi khi rất lớn. Nhiệm vụ của các bậc cha mẹ và nhà trường là hướng dẫn bọn trẻ để chúng không bị rơi vào các giá trị ảo như thế. Nếu bạn không muốn con cái mang thai khi 16 và sa đọa khi 8 tuổi thì hãy can thiệp sớm vào cái gọi là “văn hóa công chúa” và thi sắc đẹp. Đừng để cho con cái già sớm hơn lứa tuổi cùa chúng cả ở suy nghĩ lẫn phục trang bên ngoài.

X.L

(Theo Woman’s Day 7.2011)

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT