Gần ngày thi, sĩ tử đến cầu may nơi đại học cổ xưa

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, có rất nhiều sĩ tử đến vái vọng ở trường đại học cổ xưa nhất Việt Nam – Văn Miếu, Quốc Tử Giám, mong được đỗ đạt cao.

Gần ngày thi, sĩ tử đến cầu may nơi đại học cổ xưa - 1

Dù đóng cửa để phòng chống dịch, nhưng vẫn có nhiều phụ huynh và sĩ tử đến đứng bên ngoài khấn và đốt nhang.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám thuộc địa bàn Hà Nội. Theo các tài liệu lịch sử của Cục Di sản văn hóa, Văn Miếu được xây dựng trên khu đất hình chữ nhật (dài 300m, rộng 70m), xung quanh là tường gạch vồ.

Gần ngày thi, sĩ tử đến cầu may nơi đại học cổ xưa - 2

Trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Gần ngày thi, sĩ tử đến cầu may nơi đại học cổ xưa - 3

Khuê Văn các là một lầu vuông, gồm 2 tầng, 8 mái, dựng năm 1805, trên một nền vuông lát gạch Bát Tràng. Phía dưới là 4 trụ gạch, 4 phía để trống, bên trên là kiến trúc gỗ, có sàn gỗ, mái lợp ngói, 4 mặt bưng ván gỗ, mỗi phía trổ một cửa tròn, có các con tiện tượng trưng cho các tia của sao Khuê toả sáng. Phía trên treo biển đề “Khuê Văn các” (chữ Hán), cùng hệ thống câu đối. Hai bên Khuê Văn các có 2 cửa nhỏ (“Bí văn môn” và “Súc văn môn”).

Gần ngày thi, sĩ tử đến cầu may nơi đại học cổ xưa - 4

Bia tiến sĩ

Gần ngày thi, sĩ tử đến cầu may nơi đại học cổ xưa - 5

Bia tiến sĩ được rào lại vì quá nhiều người đến vuốt đầu rùa

Gần ngày thi, sĩ tử đến cầu may nơi đại học cổ xưa - 6

Nhiều sĩ tử đến đây cầu mong thi cử đỗ đạt cao

Hai dãy nhà bia tiến sĩ gồm 82 bia tiến sĩ (được dựng từ năm 1484 đến năm 1780) của 82 khoa thi - từ khoa thi Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo 3 (1442) đến khoa thi năm 1779. Nội dung bia ghi tên, quê quán, khoa thi của 1305 vị đỗ đại khoa.

Hai dãy nhà bia mới được dựng lại năm 1994, gồm 8 nhà che bia, sắp xếp bia tiến sĩ mỗi bên bốn dãy, mỗi nhà đặt 10 bia. Hai tấm bia ghi nội dung khoa thi năm 1442 và 1448 được đặt vào giữa hai toà Bi đình. Các nhà bia được dựng theo kiểu nhà có mái đao, lợp ngói mũi hài, kết cấu vì kèo “giá chiêng”, nền lát gạch bát.

Bia Văn Miếu được dựng vào 3 đợt chính: niên hiệu Hồng Đức 15 (1484) dựng 10 bia; niên hiệu Thịnh Đức 1 (1653) dựng 25 bia; niên hiệu Vĩnh Thịnh 13 (1717) dựng 21 bia. Ngoài ra, các bia còn lại đều được dựng cùng niên đại với khoa thi hoặc sau khoa thi một năm. Các tấm bia đều được khắc bằng loại đá được khai thác tại núi An Hoạch, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá (hiện nay vẫn còn 1 tấm bia ghi lại việc lấy đá ở vùng này khắc 25 bia Văn Miếu vào năm 1653).

Di tích lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu quý, đặc biệt là 82 bia tiến sĩ đã được UNESCO vinh danh là “Di sản tư liệu thế giới”.

Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách, đang có những đóng góp tích cực vào sự phát triển về mọi mặt của thủ đô cũng như của cả nước.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

Theo nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Tất Thắng, Lê Văn Thuật, Phạm Văn Hồ, Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế, Học viện Chính trị TW 3, sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long đã chọn Huế làm Kinh đô cho cả nước, và đó cũng là nguyên nhân khai sinh trường Quốc Tử Giám thứ hai của đất nước vào tháng 8 năm1803. Trường Quốc Tử Giám ở Huế toạ lạc tại đường 23 tháng Tám, bên trong Thành Nội Huế, phía đông của Hoàng thành.

Gần ngày thi, sĩ tử đến cầu may nơi đại học cổ xưa - 7

Trường Quốc Tử Giám ở Huế

Trước đây Trường nằm ở phía tây Kinh thành, sát bên Văn Miếu Huế, thuộc địa phận xã An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách Kinh thành khoảng 5 km. Năm 1908, thời Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào bên trong Kinh thành để tiện việc đi lại, tức vị trí hiện nay.

Gần ngày thi, sĩ tử đến cầu may nơi đại học cổ xưa - 8

Cổng trường còn tồn tại đến ngày nay

Gần ngày thi, sĩ tử đến cầu may nơi đại học cổ xưa - 9

Toàn cảnh trường

Quốc Tử Giám là trường dạy “làm quan” duy nhất trên toàn đất nước, nên sĩ tử mưu cầu công danh đều quy tụ về đây ngày càng đông. Bên cạnh đó, ngoài những giám sinh chính thức thuộc ngạch tôn sinh, ấm sinh, cống sinh, còn có cả những người đã thi đỗ tú tài, cử nhân có nguyện vọng nhập Giám tiếp tục học tập chờ đợi khoa thi sẽ được xét duyệt. Vì vậy, Trường Quốc Tử Giám của triều Nguyễn ngày càng nhộn nhịp đông đúc, quy mô ngày càng lớn rộng.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Như Ngọc

CLIP HOT