Trải qua hàng triệu năm kiến tạo địa chất, Quảng Ngãi đang sở hữu nhiều miệng núi lửa cổ dọc ven biển và huyện đảo Lý Sơn. Các chuyên gia đánh giá địa phương này ví như một trong những "viện bảo tàng tự nhiên" về hoạt động núi lửa hiếm hoi trên thế giới.
Trải qua hàng triệu năm kiến tạo địa chất, Quảng Ngãi đang sở hữu nhiều miệng núi lửa cổ dọc ven biển và huyện đảo Lý Sơn. Các chuyên gia đánh giá địa phương này ví như một trong những "viện bảo tàng tự nhiên" về hoạt động núi lửa hiếm hoi trên thế giới.
"Miệng núi lửa kép" trên đỉnh núi Thới Lới, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Miệng núi lửa có hồ nước trên đỉnh núi Thới Lới phun nổ cách nay 1 triệu năm, có đường kính 0,35 km, cao 149 m. Đây là đài quan sát lý tưởng hấp dẫn du khách khi đến huyện đảo Lý Sơn.
Du khách check-in, chụp ảnh bên cột cờ Tổ quốc trên đỉnh núi Thới Lới.
Dấu tích miệng núi lửa Giếng Tiền như lòng chảo ôm trọn chùa Đục ở phía Tây huyện đảo Lý Sơn. Miệng núi lửa này rộng hàng trăm mét, cao 30-40 m nghiêng về phía bắc có niên đại khoảng 1 triệu năm.
Hải âu làm tổ trên vách trầm tích núi lửa ở đảo Bé, huyện đảo Lý Sơn. Theo các chuyên gia địa chất, huyện đảo Lý Sơn có 10 miệng núi lửa. Trong số này, 6 miệng núi lửa ở đảo Lớn, 1 miệng ở đảo Bé và 3 miệng còn lại ngầm dưới đáy biển. Miệng núi lửa cổ Hang Cau và chùa Hang phun khoảng 9-11 triệu năm trước, tạo nên nền đảo Lý Sơn ngày nay.
Thắng cảnh Hang Cau, huyện đảo Lý Sơn. Hoạt động kiến tạo địa chất cùng với tác động của sóng biển đã khoét sâu vào vách đá tạo không gian kỳ thú ở Hang Cau. Đến thăm đảo Lý Sơn vào những ngày hè, du khách có thể cắm trại qua đêm, tắm biển, lặn ngắm san hô và thưởng thức những món hải sản nướng tươi ngon ở khu vực này.
Hoạt động phun trào núi lửa tạo nên thắng cảnh Cổng Tò Vò độc đáo hấp dẫn du khách đến chụp ảnh lưu niệm khi đến tham quan huyện đảo này.
Dấu tích miệng núi lửa cổ nằm sát làng chài Ba Làng An, xã Bình Châu (huyện Bình Sơn). Các kỳ quan thiên nhiên này hình thành từ các đợt phun trào núi lửa hàng triệu năm trước.
Miệng núi lửa cổ ở vùng biển Ba Làng An rộng khoảng 30 m. Ở đây, hệ địa hình sinh thái trải rộng ra khu vực xung quanh với nhiều bãi đất bazan, cột đá balad.
Bến thuyền thơ mộng bên dấu tích miệng núi lửa cổ.
Dọc theo ven biển Quảng Ngãi, hàng loạt bãi đá trấm tích núi lửa trải dài hàng cây số qua các TP Quảng Ngãi, Sơn Tịnh, Bình Sơn. Trong ảnh: Du khách tắm biển bên thềm đá trầm tích núi lửa ở Lệ Thủy, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.