Bali: Nơi nét đẹp thiên nhiên được trân trọng hơn mọi tham vọng tiền tài và của cải
Bất cứ ai đã từng đọc “Ăn, Cầu nguyện, Yêu” của nữ nhà văn Elizabeth Gilbert ắt hẳn sẽ thầm thương trộm nhớ Bali và mong ước được đặt chân đến miền đất xinh đẹp và bình yên ấy một lần trong đời.
Con người Bali – hơn tất cả những mỹ từ để mô tả họ – sống chậm rãi và trân trọng lòng biết ơn. Họ khiến những vị khách khi rời đi phải ngoái đầu vương vấn và con tim thì luôn dạt dào xúc cảm.
Nghi lễ tắm nước thánh ở đền Pura Tirta Empul, Bali.
Khi nhắc đến “đất nước vạn đảo” Indonesia, hầu như người ta nghĩ đến Bali, thay vì Jakarta – thủ đô của nó. Cái bóng của Bali quá lớn, vượt xa cả Lombok xinh đẹp và kiêu sa.
Bali không dừng lại ở cụm từ “thiên đường du lịch”, người ta tìm đến Bali như chuyến hành hương về miền đất của niềm tin, của văn hóa sống chậm và tìm thấy chính mình như chính Elizabeth đã “giác ngộ” cô là ai và tự chữa lành vết thương lòng vốn dĩ đã khắc sâu trong tâm khảm nữ nhà văn. Tôi đã “khăn gói” đến Bali với phong thái nhẹ nhàng, không mong đợi bất cứ điều gì ngoài việc tìm hiểu lối sống và tập tục của con người nơi đây.
Có đến 90% người Bali theo đạo Hindu, thật khác so với tổng thể người dân Indonesia – khi họ chủ yếu theo đạo Hồi. Ngôi nhà của dân địa phương Bali được xây như ngôi đền điển hình trong tôn giáo, tín ngưỡng của chính họ với cánh cổng đậm nét Hindu giáo được chạm trổ tỉ mỉ với vô vàn họa tiết tôn giáo, cổ xưa. Nếu lơ đễnh, du khách có thể bước nhầm vào nhà của người dân địa phương vì cấu trúc bên ngoài không khác gì một ngôi đền cổ kính.
Nếu lơ đễnh, du khách có thể bước nhầm vào nhà của người dân địa phương vì cấu trúc bên ngoài không khác gì một ngôi đền cổ kính.
Cách xây dựng nhà ở như đền ở Bali.
Ngày đầu tiên, tôi lưu trú ở một homestay của người dân địa phương. Như đự đoán, ngôi nhà rộng rãi với cảnh quan sân vườn tràn đầy sức sống của cỏ cây, hoa lá và nước… Đằng sau những bức tường gạch, tôi bất ngờ khi nhà ở và đền thờ đan xen nhau. Niềm tin của người Hindu vào tôn giáo của họ cực kỳ sâu sắc và mạnh mẽ.
Mỗi sáng sớm từ thuở tinh mơ, họ đã dâng lễ vật Canang Sari và thắp hương ở hầu như mọi vị trí của ngôi nhà: nào là đền thờ, xe hơi, xe máy, các cánh cổng ở những bức tường có chức năng chia cách không gian sống khác nhau… Họ cắm những bông hoa tươi lên tai của những bức tượng đá hình lợn – là con vật linh thiêng và đáng tôn thờ theo Hindu giáo. Canang Sari đựng trong những chiếc khau nhỏ xinh gồm hoa, bánh kẹo, hương… là biểu tượng của lòng biết ơn và lời nguyện cầu bình an gửi đến Thần Hindu – Ida Sang Hyang Widhi Wasa (vị thần tối thượng trong Hindu giáo ở đảo Bali).
Người phụ nữ dâng lễ vật Canang Sari và thắp hương.
Tác phong của người Bali “chậm mà chắc”, phần đẹp nhất trên gương mặt họ có lẽ là nụ cười và sự bình thản ở mọi khoảnh khắc trong ngày. Đặt vali xuống quầy tiếp tân, một bé gái trong gia đình chủ nhân nở nụ cười với ánh mắt sáng trong về phía tôi. Nét dung dị và bình yên trên gương mặt em có thể xóa tan mệt nhọc của bất cứ du khách nào vừa trải qua những giờ bay căng thẳng.
Người dân địa phương nơi đây chú trọng sự sạch sẽ và riêng tư ở mọi khoảnh khắc. Họ yêu không gian thoáng đãng và tự nhiên, họ cũng chuộng đồ gỗ, những vật liệu mộc mạc nhưng vẫn duy trì tối đa nét kiến trúc truyền thống trong cách xây dựng nhà cửa.
Họ yêu không gian thoáng đãng và tự nhiên, họ cũng chuộng đồ gỗ, những vật liệu mộc mạc nhưng vẫn duy trì tối đa nét kiến trúc truyền thống trong cách xây dựng nhà cửa.
Lễ cưới truyền thống của người Bali
Những em gái dễ mền ở Bali luôn tươi cười, nét mặt hiền lành.
Người ta nói rằng Bali là miền đất hứa của expats trên toàn thế giới. Từ sân bay quốc tế Ngurah Rai, Kuta, Canggu và Nusa Dua… là những vùng biển lân cận mà du khách thường ở lại khoảng từ một đến hai đêm trước khi ghé thăm Ubud – địa danh nổi tiếng xuất hiện trong cuốn sách “Ăn, Cầu nguyện, Yêu”.
Đi qua Canggu, người ta bắt gặp những đồng lúa xanh mướt triền miên, đây cũng là xứ sở của những lớp học yoga, thiền và là “quê thứ hai” của hàng nghìn expats trên thế giới. Vô số du khách ghé thăm Bali và trở lại. Tại sao như vậy? Có lẽ, Bali là xứ sở bình thản bậc nhất, nơi mà người dân địa phương không bị đồng hóa bởi những hào nhoáng và xô bồ mà bao vị khách phương xa đem tới. Chính người Bali đã “cảm hóa” tâm hồn vội vã và chật vật của những vị khách tứ phương, khiến họ sống chậm hơn, trân trọng lòng biết ơn nhiều hơn và quay về với chính thiên nhiên hoang dã.
Có lẽ, Bali là xứ sở bình thản bậc nhất, nơi mà người dân địa phương không bị đồng hóa bởi những hào nhoáng và xô bồ mà bao vị khách phương xa đem tới.
Từ bao lâu nay, người Bali theo đạo Hindu đã biết học yoga, nghiên cứu các bản kinh, nghệ thuật, khoa học và học cách sống giản dị, tỷ kỷ luật thanh đạm. Họ rèn giũa những câu nói chân thật, làm việc mà không quên tinh thần Dharma, phục vụ người cao tuổi, kính trọng mẹ cha, sư phụ và khách quý như kính trọng thần thánh. Tín ngưỡng của họ đẹp, trái ngược với lối sống “mê tín dị đoan” cần phải tẩy chay.
Người ta đến Bali và nhận mình là người Bali, vì họ đã trót yêu Bali và bị “cảm hóa” sâu sắc bởi văn hóa, tôn giáo nơi đây. “Thủ phủ của đền đài” này không giống bất cứ nơi đâu trên thế giới, vì nó chính là nguyên bản duy nhất của chính nó.
Tôi ấn tượng nhất với bữa ăn của người dân địa phương, mọi nét đẹp của con người Bali đều thể hiện tối đa trong khoảnh khắc ăn uống. Bất cứ ai đến Bali đều không thể bỏ qua Warung – là những quán ăn địa phương, được chế biến thanh đạm, mang bản sắc truyền thống của người Bali theo đạo Hindu.
6 giờ chiều hôm ấy, tôi lái chiếc xe tay ga được thuê với giá khoảng 85.000 đồng đến quán Sun Sun Warung tại Ubud. Đi qua cánh cổng Hindu điển hình, tôi bước vào phía trong khoảng hơn 20m thì thấy không gian ăn uống theo phong ngồi bệt trên các thảm vải với chiếc bàn gỗ đỏ con con ở giữa. Sun Sun Warung có 7 bàn ăn, thì lúc tôi đến, chỉ còn một bàn trống. Theo truyền thống ăn uống của người Bali thì “không có gì phải vội”.
Sun Sun Warung có 7 bàn ăn, thì lúc tôi đến, chỉ còn một bàn trống. Theo truyền thống ăn uống của người Bali thì “không có gì phải vội”.
Thay vì dùng chén sứ, người Bali dùng chén và thìa gỗ trong mỗi bữa ăn. Họ hạn chế dùng ống hút nhựa.
Trong tiếng nhạc thư thái đong đưa như tiếng hát trong trẻo và yên ả buổi chiều tà, phải 10 phút sau khi tôi ngồi xuống, chủ nhà mới gửi tôi menu, đầu cúi thấp chào trong bộ quần áo truyền thống đặc trưng. Và phải đến 20 phút sau, món ăn mới được bày lên bàn. Nhưng, sự chờ đợi ấy là hoàn toàn xứng đáng. Món ăn được đặt trong những “chén” lá chuối tươi, được gấp lại thấu đáo và tỉ mỉ bằng những que tăm.
Tất cả nguyên liệu chế biến đều do người dân địa phương trồng và thu hoạch. Họ cũng hạn chế hoặc bỏ dùng ống hút nhựa, để thay vào đó là ống hút tre, ống hút i-nốc… Người dân địa phương nơi đây đã dạy cho tôi bài học về lòng biết ơn với món ăn, và cách ăn chậm rãi và bình tĩnh trong những bữa cơm khác nhau.
Lễ hội Galungan ở Bali.
Người dân Bali vừa làm du lịch, vừa làm nông dân suốt cuộc đời mình.
Người dân Bali vừa làm du lịch, vừa làm nông suốt cuộc đời mình. Quãng đường từ Ubud trở về chùa Tanah Lot, tôi quan sát thấy những cánh đồng lúa vàng trải dài miên man, đan xen những rặng dừa và nhà ở ở phía xa xa. Những cánh đồng ruộng bậc thang xếp tầng xếp lớp, biến Bali thành bức tranh đời sống bình yên bậc nhất mà tôi từng biết đến. Chặng hành trình dài hơn 30km, tài xế không một lần bấm còi, họ lái xe tập trung và thi thoảng, lịch thiệp trò chuyện với khách để đôi bên có sự tương tác cho bớt buồn và trống vắng.
Sự xô bồ rồi cuối cùng sẽ khiến con người ta trở nên mệt mỏi và quên lãng đi khát vọng sâu thẳm trong tiềm thức của chính họ. Nhưng, ở Bali, mọi giấc mơ đều được nảy nở và trở về, một lần nữa. Ở xứ sở mà người ta coi trọng việc dựng xây nét đẹp thiên nhiên nhiều hơn tham vọng tiền tài và của cải thì đó là “trải nghiệm xa xỉ” của ta tại chính vùng đất mà ta đang sống.
Viết cho Tạp chí Du lịch TP.HCM từ Indonesia, anh Fajar Kurniawan đã kể về chuyến hành trình trở về với thiên nhiên của mình...