8 kỳ quan thế giới có thể biến mất vì biến đổi khí hậu

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Vào năm 2020, báo cáo Triển vọng Di sản Thế giới của IUCN đã cảnh báo rằng 7% của tất cả các kỳ quan thiên nhiên phải đối mặt với mối đe dọa 'nghiêm trọng' do khủng hoảng khí hậu.

Qua nhiều thế kỷ, rất nhiều kỳ quan thế giới đã bị phá hủy. Một số chúng đã bị tàn phá bởi các thảm họa thiên nhiên như động đất hoặc núi lửa, số khác bị thì bị chính tay con người hủy hoại. Và còn đó rất nhiều kỳ quan đang bị thời gian ăn mòn theo năm tháng.

Nhưng ngày nay, những kỳ quan đó đang đối mặt với sự tàn phá nhanh chóng bởi một hiện tượng thiên nhiên mà nguồn gốc đến từ con người. Biến đổi khí hậu là mối đe dọa nghiêm trọng nhất hiện đang phải đối mặt trên hành tinh.

Vào năm 2020, báo cáo Triển vọng Di sản Thế giới của IUCN đã cảnh báo rằng 7% của tất cả các kỳ quan thiên nhiên phải đối mặt với mối đe dọa 'nghiêm trọng' do khủng hoảng khí hậu. Những phát hiện rộng hơn của báo cáo còn cho thấy nhiều thách thức khác đối với di sản thế giới, đó là mối đe dọa từ các loài xâm lấn, du lịch không bền vững hay sự phát triển cơ sở hạ tầng. Điều này ảnh hưởng đến quá trình sinh thái và đe dọa sự sống còn của các loài trong khu vực.

Dưới đây là 8 kỳ quan thế giới có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi thời tiết ngày trở nên khắc nghiệt hơn:

Vườn quốc gia Everglades

8 kỳ quan thế giới có thể biến mất vì biến đổi khí hậu - 1

Theo dự báo, đến năm 2050, vườn quốc gia Everglades nằm ở miền Nam Florida sẽ bị nước biển xâm chiếm đến mức không thể nhận ra. Nơi đây vốn có hệ sinh thái nước ngọt đã rất cân bằng, nhưng mực nước biển dâng cao có thể dẫn đến nồng độ nước mặn cao hơn, làm xáo trộn cả môi trường sống tự nhiên và cư dân của nó, từ rừng ngập mặn, phong lan đến các loại động vật như cá sấu châu Mỹ; báo Florida và lợn biển Đông Ấn.

8 kỳ quan thế giới có thể biến mất vì biến đổi khí hậu - 2

Mặc dù khu vực này được công nhận là vườn quốc gia Hòa Kỳ từ năm 1934 những cho đến ngày 6 tháng 12 năm 1957, vườn mới chính thức được thành lập. Ngày 26 tháng 10 năm 1976, vườn được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Rạn san hô Great Barrier

8 kỳ quan thế giới có thể biến mất vì biến đổi khí hậu - 3

Rạn san hô Great Barrier ("Đại Bảo Tiều" hoặc "Bờ Đá Lớn") là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới. Kể từ năm 1985, một nửa rạn san hô Great Barrier của Úc đã biến mất.

Nhiệt độ nước tăng cao đã xóa sổ san hô và làm tăng số lượng các loài xâm lấn, cùng với đó các cơn bão và loạt hiện tượng thời tiết bất thường khác cũng đang tàn phá khu vực này. Nếu biến đổi khí hậu tiếp tục với tốc độ hiện tại, một trong những môi trường đa dạng sinh học nhất trên trái đất có thể bị hủy diệt mà không thể phục hồi.

8 kỳ quan thế giới có thể biến mất vì biến đổi khí hậu - 4

Rạn san hô Great Barrier có thể được nhìn thấy từ ngoài vũ trụ và là cấu trúc đơn lớn nhất thế giới được tạo ra bởi các sinh vật sống. Cấu trúc rạn san hô này được hình thành bởi hàng tỷ sinh vật nhỏ, được gọi là những polyp san hô. Nó là môi trường sống của rất nhiều các loài động thực vật và đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1981.CNN đã gọi nó là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới .

Hang động Elephanta

8 kỳ quan thế giới có thể biến mất vì biến đổi khí hậu - 5

Là một bộ sưu tập các ngôi đền trong hang động của người Hindu trên một hòn đảo ở Cảng Mumbai, Elephanta là công trình kiến ​​trúc bằng đá lâu đời nhất của Ấn Độ. Những bức tượng này có niên đại từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 9, và các học giả cho rằng chúng thuộc các triều đại Hindu khác nhau. Tuy nhiên, hang động này cũng nằm ở vị trí thấp và giống như rất nhiều địa phương khác ở Mumbai cũng đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng do mực nước biển dâng .

8 kỳ quan thế giới có thể biến mất vì biến đổi khí hậu - 6

Chúng được đặt tên là Elefante - biến thành Elephanta - bởi những người Bồ Đào Nha thuộc địa đã tìm thấy những bức tượng voi trên các hang động. Hang động chính (Cave 1, hay Great Cave) là nơi thờ cúng của người Hindu cho đến khi người Bồ Đào Nha đến, do đó hòn đảo này không còn là một nơi thờ tự tích cực. Năm 1987, Động Elephanta được phục hồi đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Thác Victoria

8 kỳ quan thế giới có thể biến mất vì biến đổi khí hậu - 7

Thác nước Victoria hay Mosi-oa-Tunya (Tokaleya Tonga: khói bốc lên từ sấm sét) là một thác nước tại miền nam châu Phi trên sông Zambezi, tại biên giới Zambia và Zimbabwe. Trái ngược với Everglades, thác Victoria, ở biên giới Zambia-Zimbabwe, không bị đe dọa bởi quá nhiều nước - thay vào đó, nó có nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn.

Năm 2019, một đợt hạn hán khiến các thác nước gần như không còn nhỏ giọt, theo dự đoán,  nếu biến đổi khí hậu xấu đi và các hiện tượng thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn thì tình trạng cạn khô của thác nước này chỉ còn là thời gian.

8 kỳ quan thế giới có thể biến mất vì biến đổi khí hậu - 8

Có hai hòn đảo trên đỉnh thác đủ lớn để phân chia bức mành nước kể cả ở lúc có lũ: Đảo Boaruka (hay Đảo Cataract) gần bờ phía tây, và Đảo Livingstone ở gần giữa. Khi có lũ lớn nhất, những hòn đảo nhỏ khác cũng có thể phân chia bức mành nước thành các dòng song song. Các dòng chính được đặt tên, theo hướng từ Zimbabwe (phía tây) tới Zambia (phía đông): Dòng Quỷ (được một số người gọi là Nước nhấp nhô), Thác chính, Thác cầu vồng (cao nhất) và Dòng phía đông. CNN đã mô tả thác nước này như một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Kilwa Kisiwani

8 kỳ quan thế giới có thể biến mất vì biến đổi khí hậu - 9

Thị trấn hồi giáo cổ đại được thành lập từ thế kỷ thứ 9 tại miền nam Tanzania này chứa những tàn tích của Kilwa Kisiwani cổ đại. Nơi đây từng là thành phố buôn bán và trao đổi hàng hóa như vàng, ngà voi, nữ trang, đồ gốm, gia vị, nô lệ... với các nơi khác tại châu Phi và châu Á. 

Nhưng có lẽ không ngạc nhiên khi chúng đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Từ xa xưa, nưi đây nằm ở vị trí thấp và gần với bờ biển với những bức tường đã bị xói mòn do mực nước biển dâng cao.

8 kỳ quan thế giới có thể biến mất vì biến đổi khí hậu - 10

Trong thế kỷ 13, Cung điện Husuni Kubwa và Nhà thờ Hồi giáo Kilwa đã được xây dựng tại đây. Sau đó thị trấn này thuộc về nhiều cường quốc khác nhau, bắt đầu với Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16, qua tay người Ả Rập cho đến năm 1784 thì được cai trị bởi Oman.

Kilwa Kisiwani được đưa vào danh sách di sản thế giới tại châu Phi vào năm 2004, và cùng được đưa vào danh sách di sản thế giới bị đe doạ. Năm 2014, di sản này đã được đưa ra khỏi danh sách di sản thế giới bị đe dọa.

Vườn quốc gia Glacier

8 kỳ quan thế giới có thể biến mất vì biến đổi khí hậu - 11

Vào thế kỷ 19, Vườn quốc gia Glacier của Montana có 150 sông băng, nhưng ngày nay chỉ còn 25, với nhiệt độ tăng lên, phần còn lại có thể biến mất ngay sau năm 2030. Và chúng không phải là những mảng băng duy nhất đang dần tan ra, loạt biến đổi tương tự đang xảy ra trên khắp thế giới, từ Greenland và Nam Cực đến Patagonia , dãy Alps và núi Kilimanjaro.

8 kỳ quan thế giới có thể biến mất vì biến đổi khí hậu - 12

Vườn quốc gia Glacier nằm ở phía Bắc tiểu bang Montana, có biên giới phía Nam với các tỉnh Alberta và British Columbia, Canada. Hệ sinh thái nguyên sơ rộng lớn này được xem là vùng trung tâm của "Vương miện của các hệ sinh thái lục địa", một vùng đất được bảo vệ có diện tích 16.000 dặm vuông (41.000 km2).

Vườn quốc gia Glacier giáp với vườn quốc gia Các hồ Waterton ở Canada, hai vườn quốc gia được biết đến như là Công viên hòa bình quốc tế Waterton-Glacier, và được thành lập như là một Công viên Hòa bình Quốc tế đầu tiên trên thế giới vào năm 1932.

Biển Chết

8 kỳ quan thế giới có thể biến mất vì biến đổi khí hậu - 13

Biển Chết hay Tử Hải là một hồ nước mặn nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan. Khu vực chứa nước bị hãm kín này có thể coi là một hồ chứa nước có độ mặn cao nhất trên thế giới. 

Biển Chết có thể khô hoàn toàn vào năm 2050. Biến đổi khí hậu không hoàn toàn là nguyên nhân duy nhất bởi 95% dòng chảy của sông Jordan, đầu vào chính của Biển Chết, được chuyển hướng cho nông nghiệp và công nghiệp. Tình trạng khô cạn của nước biển ngày càng trầm trọng hơn khi giảm lượng mưa và lượng bốc hơi tăng lên do sóng nhiệt .

8 kỳ quan thế giới có thể biến mất vì biến đổi khí hậu - 14

Biển Chết có sức lôi cuốn đặc biệt và các du khách từ các khu vực xung quanh Địa Trung Hải trong hàng nghìn năm qua. Nó là nơi nương tựa của Vua David, một trong các nơi nghỉ ngơi đầu tiên trên thế giới của Herod Đại đế, và là nguồn cung cấp các sản phẩm khác nhau như nhựa thơm cho việc ướp xác của người Ai Cập cho tới bồ tạt để làm phân bón.

Rừng nhiệt đới của Borneo

Trải dài từ Brunei qua Malaysia đến Indonesia, Borneo là hòn đảo chiếm diện tích lớn nhất châu Á. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng làm trầm trọng thêm tình trạng ấm lên toàn cầu, và sự nóng đã phá hủy sự đa dạng sinh học nơi đây (và gây ra nhiều khả năng cháy rừng hơn).

Đó là những mối đe dọa song song mà Borneo và khu rừng nhiệt đới của nó đang phải đối mặt.  WWF nói rằng hai độ C của sự nóng lên toàn cầu có thể đủ để tàn phá hoàn toàn môi trường sống hoang dã của Borneo. 

Người Indonesia bản địa gọi đảo là Kalimantan, bắt nguồn từ Kalamanthana trong tiếng Phạn, nghĩa là "đảo tiết trời nóng bỏng" (mô tả thời tiết nhiệt đới nóng ẩm tại đây).

Rừng mưa Borneo được ước tính có niên đại khoảng 140 triệu năm, vì vậy nó là một trong các rừng mưa cổ nhất trên thế giới. Đây cũng là một nơi trú ẩn quan trọng của nhiều loài động vật rừng đặc hữu, bao gồm đười ươi Borneo, voi Borneo, tê giác Borneo, báo gấm Borneo, cầy cọ hose và dơi quả dayak.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hàn Mai

CLIP HOT