Mùa nước nổi, đi chợ "ma"

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trong đêm tối, chỉ nghe được tiếng người mua kẻ bán nhưng không nhìn rõ ai, lại có những đốm sáng bay qua bay lại, người ta đặt cho nơi đây là chợ "ma" hay chợ "âm phủ".

Mùa nước nổi, đi chợ "ma" - 1

“Chợ ma” hoạt động quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là vào mùa lũ.  Vào thời điểm này, mỗi ngày có cả chục ghe đục, xuồng câu từ các địa phương mang thủy sản đến bán. Ảnh: Đức Toàn

Mùa nước nổi, ngư dân sau 1 đêm giăng câu, thả lưới đánh bắt "lộc trời", sau đó mang cá, tôm ra chợ bán từ mờ sáng. Do ánh sáng không đủ, nên ngư dân và bạn hàng khi đến đây mua bán thường dùng đèn pin để rọi cá. Nhìn từ xa xa giống như đom đóm bay trong đêm. Cái tên “chợ ma” cũng từ đó mà ra. 

Đây là chợ tự phát ở gần cầu Tha La, xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ngày xưa, con lộ đất lem nhem vất vả, nhưng được cái cắt ngang dòng Tha La. Đi giăng câu, giăng lưới, bắt cá suốt đêm, ghe xuồng cặp bờ dễ dàng, người dân dừng chèo, nghỉ tạm bên vệ đường. Người này truyền tai người kia, dần dần bạn hàng xúm lại cân cá ngay khúc đường ấy cho tiện, cho tươi. Cũng người này truyền người kia, dân câu lưới xúm xít lại, ngày càng đông. Cứ thế, chợ chồm hổm này ra đời. 

Mùa nước nổi, đi chợ "ma" - 2

Mua bán nhanh chóng ngay trong đêm. Ảnh: K.P

Ở chợ, người mua, người bán chủ yếu các loại cá sông, cá đồng, tôm, cua…, Chợ "ma” hoạt động quanh năm, nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là vào mùa lũ.  Vào thời điểm này, mỗi ngày có cả chục ghe đục, xuồng câu từ các địa phương mang thủy sản đến bán. Tiểu thương cũng đến đây đông, ai cũng tranh thủ đến sớm để lựa chọn những con cá tươi để mua, rồi đem về các chợ ở các địa phương lân cận bán kiếm lời.

Những năm gần đây, nhiều địa phương xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ để sản xuất lúa 3 vụ, điều này đã làm cho nhiều ngư dân không còn nơi đánh bắt cá. Vì vậy, cá, tôm không nhiều như trước, nên hoạt động mua, bán giảm đi. Tuy nhiên, mỗi ngày vẫn có rất đông tiểu thương đến đây để mua, bán, họ là những tiểu thương ở khu vực lân cận, mua đi bán lại để kiếm chút ít tiền lời, trang trải cuộc sống.

Người nào đi sớm thì được cá tươi ngon, đi trễ không còn cá để lựa, đem về khó bán hơn. Làm ăn lâu ngày ai cũng quen mặt, mua, bán không cần trả giá nhiều.

Mùa nước nổi, đi chợ "ma" - 3

Không ai biết “chợ ma” được hình thành khi nào. Theo người dân địa phương, trước đây, một vài ngư dân sau khi đánh bắt thủy sản đã đem đến đây bán. Thấy việc kinh doanh thuận lợi, ngư dân và thương nhân đến mua bán khá đông, đoạn đường khoảng 50m từ dưới chân cầu Tha La  trở nên rất đông người vào lúc giữa đêm. Ảnh: Đức Toàn

Một ngư dân cho biết, mỗi ngày, anh dỡ dớn được hơn 10kg cá. Cá lớn bán cho bạn hàng, cá nhỏ bán cho các hộ nuôi cá lóc, nuôi ếch... để làm mồi. Mỗi ngày kiếm được vài trăm ngàn đồng để lo cho gia đình cũng như lo cho các con đi học.

Những năm gần đây, cá sông, cá đồng không còn nhiều như trước, nên hoạt động mua, bán ở chợ cũng giảm đi, thời gian nhóm họp chợ cũng muộn hơn. Khoảng từ 3 giờ chợ bắt đầu nhóm họp, do người mua và người bán đã rất quen thuộc nhau nên việc mua bán nhanh chóng, trời chưa sáng thì chợ đã tan. 

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Như Ngọc

CLIP HOT