Ma nhai tại Ngũ Hành Sơn được công nhận là di sản ký ức thế giới

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đà Nẵng đang khẩn trương chuẩn bị lễ đón nhận bằng công nhận ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn là di sản tư liệu, thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ma nhai tại Ngũ Hành Sơn được công nhận là di sản ký ức thế giới - 1

Với 79 văn bia ma nhai còn được lưu giữ, hệ thống ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn là tư liệu quý hiếm. Ảnh: Khánh Hòa.

Lễ đón nhận bằng công nhận ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn là di sản tư liệu, thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ ngày 1/3, tại danh thắng Ngũ Hành Sơn.

Buổi lễ có sự hiện diện của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện UNESCO Việt Nam và lãnh đạo thành phố. Đồng thời, chiếu phim tư liệu giới thiệu những nét đặc sắc về 78 ma nhai đang lưu giữ tại di tích quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn.

Cùng với sự kiện trên, lễ hội Quán Thế Âm cũng diễn ra từ ngày 8 đến 10/3 (nhằm ngày 17 đến 19/2 âm lịch) với 32 hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, đa dạng. Các hoạt động chính diễn ra tại lễ hội, gồm: lễ khai mạc diễn ra vào lúc 19 giờ ngày 8/3; lễ vía đức bồ tát Quán Thế Âm (lễ chính thức) diễn ra lúc 7 giờ ngày 10/3; lễ dâng hương tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa, lễ tế xuân cầu quốc thái dân an.

Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội có hoạt động diễn thuyết về ma nhai Ngũ Hành Sơn; hội thi điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước năm 2023 và 5 gian hàng trưng bày, biểu diễn chế tác đá mỹ nghệ Non Nước; biểu diễn thả diều nghệ thuật, trình diễn khinh khí cầu; diễu hành xe hoa; khai trương thư viện Vạn Hạnh.

Ngoài ra, xuyên suốt lễ hội là các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc như chương trình nghệ thuật chào mừng lễ hội do Nhà hát Trưng Vương thực hiện; biểu diễn nghệ thuật Nhật Bản; hô hát bài chòi; các góc trà thư kết hợp biểu diễn âm nhạc dân tộc; diễn thuyết về văn hóa đọc; triển lãm ảnh về danh thắng Ngũ Hành Sơn và ma nhai Ngũ Hành Sơn; triển lãm mỹ thuật, tranh ảnh, thư pháp, đá cảnh; hội hoa đăng, lửa trại; trình diễn nghệ thuật nấu ăn món chay; hội đua thuyền truyền thống, hội cờ làng, kéo co... của các đơn vị trong và ngoài nước thực hiện.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

N.Nguyệt

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.