Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia trong HTX tại TP.HCM

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia (CNC) của Chính phủ nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, trong đó có các hợp tác xã (HTX). Chương trình được triển khai từ năm 2011 tại TP.HCM và đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của các HTX.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao là tất yếu

Nền nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới, bao gồm dân số gia tăng, đô thị hóa, thay đổi khí hậu và toàn cầu hóa thương mại. Tuy nhiên, cũng có nhiều cơ hội để ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực này. Báo cáo mới nhất của Deloitte Việt Nam đã chỉ ra rằng việc áp dụng công nghệ và giải pháp số hóa trong nông nghiệp có thể mang lại năng suất cao hơn, giảm chi phí và bảo vệ môi trường.

Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia trong HTX tại TP.HCM - 1

TP.HCM đã và đang thực hiện chiến lược xây dựng nền nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững, tập trung vào các ngành nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, kéo theo năng suất lao động tăng bình quân 21%/năm.

Trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân là 5,82%/năm; giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp của năm 2020 ước đạt hơn 550 triệu đồng/ha/năm, gấp 1,5 lần năm 2015...

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM Đinh Minh Hiệp, định hướng đến năm 2025, Sở sẽ tập trung vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị; từng bước hình thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực, hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ cao với quy mô sản xuất lớn, hiện đại.

“Trong bối cảnh đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn, việc phát triển nông nghiệp đô thị, ứng dụng khoa học công nghệ và xu hướng tất yếu và cần phải thực hiện ngay. Chúng tôi đã và đang phối hợp chặt chẽ với ngành khoa học và công nghệ để triển khai định hướng chiến lược nêu trên”, ông Đinh Minh Hiệp thông tin.

TP.HCM đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Thống kê của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 cho thấy tình trạng chuyển đổi số vẫn còn chậm và nhỏ lẻ. Trong số 1.718 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, chỉ có 240 hợp tác xã sử dụng phần mềm quản lý và sản xuất thông minh, chiếm 1,5%.

Các hợp tác xã này cũng chỉ tập trung vào ứng dụng công nghệ tưới tiêu, hệ thống nhà lưới, dán tem truy xuất nguồn gốc. Việc ứng dụng chuyển đổi số vào khâu chế biến, quản lý hợp tác xã, kinh doanh sản phẩm chưa thực sự được chú trọng.

Mặc dù vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình ứng dụng, triển khai số hóa, công nghệ hóa, song đã có nhiều doanh nghiệp, HTX tích cực đẩy mạnh các dự án hợp tác nhằm hướng đến việc phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn.

Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia là một chương trình của Chính phủ nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, trong đó có các hợp tác xã (HTX). Chương trình được triển khai từ năm 2010 và đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của các HTX.

Tại TP.HCM, Chương trình đã được triển khai từ năm 2011 và đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Tính đến năm 2023, chương trình đã giúp các HTX tiếp cận với các công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm mới có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm Sở NNPTNN TP.HCM đã thực hiện chứng nhận và giám sát cho tổng số 54 cơ sở sản xuất rau, quả trên địa bàn Thành phố. Trong số này, có 5 HTX đã nhận chứng nhận và giám sát với ViệtGAP, bao gồm 4 HTX và một tổ hợp trồng cây và chăn nuôi. Những HTX, THT này đã sử dụng phương pháp trồng cây và chăn nuôi theo tiêu chuẩn ViệtGAP và thu hoạch thành công 15 mẫu rau quả với diện tích 14,75 ha đất trồng, 125,125 ha diện tích gieo trồng. Tổng sản lượng của các khu vực này là 2.570 tấn

Hiện nay, Chi cục Phát Triển Nông Thôn TP.HCM, trực thuộc Sở NNPTNT TP.HCM đang tham mưu Thành phố ban hành chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị giai đoạn 2022 - 2025, sau khi Chính sách được Hội Đồng nhân dân Thành phố thông qua là cơ sở để hỗ trợ cho các HTX tiếp cận việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, mua sắm các thiết bị và công nghệ hiện đại.

Theo bà Hoàng Thị Mai - Chi cục trưởng chi cục phát triển nông thôn TP.HCM, ngân sách Thành phố hỗ trợ lãi vay cho các HTX, thành viên HTX phát triển sản xuất, ứng dụng KHKT vào sản xuất, mức hỗ trợ lãi vay từ ngân sách Thành phố là 60% - 80% tùy thuộc vào hạng mục trong phương án đầu tư (riêng đầu tư ứng dụng KHKT cao vào sản xuất được NSTP hỗ trợ 100% lãi vay); thời gian hỗ trợ lãi vay của phương án theo chu kỳ sản xuất của phương án, nhưng tối đa không quá 5 năm/phương án.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hoàng Anh

CLIP HOT