Vì sao Thái Lan cấm khách tắm biển dùng kem chống nắng?
Các chuyên gia giải thích rằng một số chất trong kem chống nắng có hại cho san hô. Đặc biệt chất oxybenzone, octinoxate, 4-methylbenzylidene camphor và butylparaben cản trở sự sinh sản của san hô và khiến san hô bị bay màu.
Khách du lịch thường sử dụng nhiều loại kem chống nắng khi tắm biển. Ảnh: Reuters
Các bãi biển của Thái Lan lâu nay là địa điểm thu hút hàng triệu du khách, song điều này cũng kéo theo quan ngại ngày một lớn về các sản phẩm chống nắng mà họ dùng để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, có thể gây hại loài san hô vốn mỏng manh và phát triển chậm ở biển.
Ngày 4/8, trong một nỗ lực nhằm bảo vệ các rạn san hô quý giá, Thái Lan đã ban hành lệnh cấm sử dụng các loại kem chống nắng có chứa chất hóa học gây hại đối với loài sinh vật biển tại đây. Quy định cấm sử dụng các loại kem chống nắng có chứa chất oxybenzone, octinoxate, 4-methylbenzylidene camphor hoặc butylparaben ở các công viên biển quốc gia của Thái Lan.
Các loại kem chống nắng chứa nhiều hóa chất có hại cho rạn san hô. Ảnh: Reuters
Các nhà khoa học cho rằng do nồng độ các hợp chất nguy hại ngày càng tăng nên hầu hết san hô ở vịnh Maya đảo Phi Phi Leh đã chết. Vào năm 2018 vịnh đã phải đóng cửa từ chối khách du lịch. Hiện nay, Thái Lan có tổng cộng có 21 công viên biển, ba công viên khác vẫn đang tiếp tục phát triển. Những khu bảo tồn này là điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng, vì vậy nên chính phủ nỗ lực bảo tồn chúng.
Trước đó, bang Hawaii của Mỹ cũng đã đưa ra một lệnh cấm tương tự đối với việc sử dụng kem chống nắng. Theo các nhà bảo vệ môi trường, mỗi ngày trong nước biển ở đây có tới hơn 200 lít kem chống nắng, tình trạng đó đã phá hủy các rạn san hô là điểm du lịch quan trọng nhất của Hawaii.
Hóa chất sẽ xâm nhập vào đại dương khi chúng ta bơi với kem chống nắng trên da. Ngoài ra, nước thải từ việc tắm rửa khi đã thoa kem chống nắng trước đó cũng sẽ hòa tan vào nước biển.
Hầu hết san hô ở vịnh Maya đảo Phi Phi Leh đã chết do nồng độ hóa chất tại đây tăng cao. Ảnh: NikkeiAsia
Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), thành phần trong kem chống nắng hóa học có liên quan đến cái chết của san hô, sự thay đổi nội tiết tố ở cá heo, thay đổi mô sinh sản ở cá, thậm chí là dị tật bẩm sinh ở vẹm và nhím biển.
Phòng thí nghiệm môi trường Hereticus (HEL) cũng đã nghiên cứu tác động của kem chống nắng lên nhiều hệ sinh thái khác nhau như sông, suối, biển, đại dương và môi trường hoang dã. Họ khẳng định các hóa chất chăm sóc cá nhân và bảo vệ da sẽ vô cùng độc hại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái trong thiên nhiên.
Reynisfjara là bãi biển có nền cát đen đặc biệt, nằm ở miền nam Iceland nổi tiếng thế giới, với nhiều vách đá dựng...