Thú ở Thảo Cầm Viên đón tin vui

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nguồn thu của Thảo Cầm Viên Sài Gòn cao gấp ba lần cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay. Với nguồn kinh phí này, thú ở đây sẽ được chăm sóc tốt hơn.

Thú ở Thảo Cầm Viên đón tin vui - 1

Sau dịch, Thảo Cầm Viên đón lượng lớn du khách đến tham quan, vui chơi.

Năm 2022, Thảo Cầm Viên Sài Gòn thu gần 145 tỷ đồng, gấp ba lần cùng kỳ, đánh dấu mức cao nhất từ trước đến nay. Kết quả kinh doanh đột biến giúp Thảo Cầm Viên Sài Gòn ngắt mạch tăng trưởng âm ba năm liên tiếp, đồng thời vượt xa mục tiêu doanh thu 80 tỷ đồng được giao bởi UBND TP HCM.

Nguồn thu chính của Thảo Cầm Viên Sài Gòn đến từ bán vé tham quan. 2022 là năm thứ hai công ty áp dụng giá vé 40.000 đồng với trẻ em và 60.000 đồng với người lớn, tăng 10.000 đồng so với trước đây. Bên cạnh đó, công ty còn có nguồn thu từ kinh doanh trò chơi, ẩm thực, giữ xe.

Sau khi trừ các khoản chi phí, Thảo Cầm Viên Sài Gòn lãi xấp xỉ 19 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty đề xuất trả lại ngân sách 13,4 tỷ đồng do UBND TP HCM hỗ trợ để duy tu, bảo tồn, phát triển cây xanh và chăm sóc nuôi dưỡng động vật trong giai đoạn dịch, nên lãi sau thuế còn chưa đến 3 tỷ đồng. Dù vậy, mức này vẫn gấp hơn ba lần kế hoạch kinh doanh đề ra và cao nhất trong một thập kỷ trở lại đây.

Thời điểm dịch COVID-19, Thảo Cầm Viên rơi vào cảnh cực kỳ khó khăn, do phải đóng cửa chống dịch. Mỗi tháng, nơi đây phải chi khoảng 3-4 tỉ đồng để chăm sóc động - thực vật. Dẫu không có nguồn thu nhưng khẩu phần ăn của động vật không cắt giảm, vẫn duy trì như bình thường. Nhằm bảo đảm thức ăn cho các loài động vật, trước đó, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã làm việc với các đơn vị cung ứng thức ăn để dự trữ sẵn, dùng trong thời gian xe vận chuyển khó khăn.

Thú ở Thảo Cầm Viên đón tin vui - 2

Doanh thu của Thảo Cầm Viên sau dịch bỗng tăng cao kỷ lục.

Từ trước đến nay, mỗi năm đơn vị đều tự chi. Từ tháng 5/2021, do không có khách nên đơn vị phải vận hành bằng nguồn kinh phí từ trước đó, nhưng rồi cũng cạn kiệt. Dự báo trước sẽ xuất hiện khó khăn nên đơn vị đã thực hiện các biện pháp tiết kiệm và giảm các khoản chi phí để duy trì hoạt động thường xuyên, tối thiểu trong giai đoạn bị ảnh hưởng dịch Covid-19. 

Sau giãn cách, ngày 1/1/2022, hàng nghìn người dân đã đổ về Thảo Cầm Viên Sài Gòn để tham quan, vui chơi nhân dịp nghỉ Tết Dương lịch.

Đây cũng là lần đầu tiên Thảo Cầm Viên đón du khách đông nhất kể từ sau thời điểm giãn cách xã hội vì dịch bệnh Covid-19. Từ ngoài cổng, khu vực mua vé đến kiểm soát vé và trong khuôn viên Thảo Cầm Viên đều nhộn nhịp đông đúc du khách, có chỗ chật kín người ngồi nghỉ ngơi, thư giãn.

Thảo Cầm Viên ở TP.HCM là vườn thú lâu đời nhất Việt Nam và là một trong những vườn thú lâu đời nhất trên thế giới. Vườn thú được Pháp xây dựng từ năm 1864. Ban đầu, vườn thú có bên là Vườn Bách Thảo, từ năm 1956, Vườn Bách Thảo được tu sửa, tái thiết và đổi tên là Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho đến nay.

Thú ở Thảo Cầm Viên đón tin vui - 3

Nguồn thu chính của Thảo Cầm Viên Sài Gòn đến từ bán vé tham quan.

Sau 158 năm tồn tại, đây là vườn thú lâu đời đứng hàng thứ tám trên thế giới.với khoảng 1300 cá thể động vật, gồm hàng chục loài có vú, hàng chục giống chim, nhiều giống bò sát và bộ sưu tập khoảng 1.800 cây gỗ thuộc 260 loài, 23 loài lan nội địa, 33 loài xương rồng, 34 loại bonsai và thảm cỏ xanh trên diện tích 20ha... và liên tục được bổ sung thêm.

Thú ở Thảo Cầm Viên đón tin vui - 4

Chuồng voi là nơi thu hút nhiều du khách ở Thảo Cầm Viên.

Ngoài ra, trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn có hai công trình kiến trúc đặc sắc khác, đó là Đền Vua Hùng dựng năm 1926 và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP.HCM mở cửa từ năm 1929.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Kỳ Phong. Ảnh: Hữu Long

CLIP HOT