Sóc Trăng sẽ có cảng biển đầu mối của miền Tây

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Sau khi hình thành cảng đầu mối vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại cửa biển Trần Đề của tỉnh Sóc Trăng, nơi đây sẽ trở thành vùng hấp dẫn trực tiếp đến 8 tỉnh, thành trong khu vực.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết địa phương vừa gửi văn bản đến Bộ Giao thông Vận tải về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, nước cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Đây là cơ sở để tỉnh Sóc Trăng làm cơ sở cho việc kêu gọi đầu tư.

Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng cho rằng miền Tây có sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn. Tuy nhiên, năng suất vận chuyển của vùng còn thấp, chủ yếu bằng đường bộ và phương tiện thủy nội địa. Đây là nguyên nhân có hơn 70% hàng hóa xuất nhập khẩu ở miền Tây được chuyển đến các cảng ngoài khu vực, khiến chi phí vận chuyển mỗi tấn hàng tăng ừ 6-8 USD.

Sóc Trăng sẽ có cảng biển đầu mối của miền Tây - 1

Cảng Trần Đề dự kiến có cầu dẫn 18 km vươn ra biển. Ảnh: Duy Khang.

Với đánh giá trên, tỉnh Sóc Trăng đề xuất Trung ương chấp thuận phê duyệt quy hoạch bến cảng Trần Đề theo hướng mở chỉ giới hạn phạm vi quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng, quy mô bến cảng theo từng giai đoạn. Đó là đến năm 2030, cảng Trần Đề sẽ có 6 bến cảng dài 1.600 - 2.200 m, gồm 4 bến tổng hợp, hàng rời tiếp nhận tàu trọng tải đến 160.000 DWT, công suất hàng hóa thông qua khoảng 30 - 35 triệu tấn mỗi năm.

Địa phương nêu định hướng đến năm 2050 và về sau là nâng cấp cảng lên 7 bến tổng hợp, 8 bến container. Khi đó cảng sẽ tiếp nhận tàu trọng tải đến 200.000 DWT, công suất hàng hóa thông qua khoảng 80 - 100 triệu tấn một năm.

Cảng Trần Đề theo quy hoạch có cầu vượt biển dài 18 km, quy mô 8 làn xe (giai đoạn đầu 4 làn xe), đê chắn sóng dài 8,3 km.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng, đơn vị tư vấn chỉ ra vùng hấp dẫn trực tiếp của cảng biển Trần Đề là 8 tỉnh, thành gồm Cần Thơ, Trà Vinh, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Sóc Trăng. Trong đó, khoảng cách đường bộ đến cảng dao động từ 50 km đến gần 197 km, đường thủy nội địa từ 30 km đến 200 km.

Cảng Trần Đề sẽ trở thành cảng biển đặc biệt, đảm nhận vai trò là cửa ngõ xuất nhập khẩu hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long; thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, khu chiếc xuất trong vùng; đẩy mạnh hoạt động vận chuyển hàng hoá nội địa bằng đường biển; đảm nhận vai trò trung chuyển hàng than cho các trung tâm nhiệt điện của vùng và thu hút hàng trung chuyển Campuchia qua tuyến đường thủy sông Mekong.

Tổng kinh phí đầu tư xây dựng cảng biển Trần Đề ước tính đến năm 2030 hơn 55.000 nghìn tỷ đồng, sau năm 2030 gần 147.000 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Duy Khang

CLIP HOT