Ra mắt quyển thư pháp khổ lớn về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tác phẩm được nghệ nhân thực hiện trong khoảng thời gian hơn 5 tháng và trao tặng lại cho tỉnh Bến Tre, nhân kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu.

Chiều 2/6, tại Thư viện Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre đã khảo sát, lấy ý kiến các ban, ngành khi tiếp nhận quyển sách thư pháp về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu do nghệ nhân thư pháp Vũ Đăng Học (TP.HCM) trao tặng.

Ra mắt quyển thư pháp khổ lớn về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu - 1

Sách được chế tác thủ công bằng giấy xuyến chỉ, đóng trong vỏ hộp gỗ sồi phối gỗ gõ đỏ, được chạm nổi chân dung cụ Đồ, chân đế đỡ bằng sắt. Sách gồm 209 trang thư pháp, trong đó, 200 trang chính gồm các danh tác của cụ Nguyễn Đình Chiểu và tuyển tập thơ của các thế hệ sau viết về Nguyễn Đình Chiểu, kèm theo 9 trang tranh trang trí và bức thư pháp chữ Đạo được điêu khắc nổi, dát vàng.

Nội dung sách gồm hai phần chính gồm: Nguyễn Đình Chiểu danh tác (các tác phẩm của cụ Đồ) và Ngưỡng vọng Nguyễn Đình Chiểu (tuyển tập thơ của các thế hệ sau viết về Nguyễn Đình Chiểu). Tác phẩm được Nghệ nhân thực hiện trong thời gian hơn 5 tháng và trao tặng lại cho tỉnh Bến Tre nhân kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 2022).

Nghệ nhân thư pháp Đăng Học đang đăng ký xác lập kỷ lục thế giới về quyển sách thư pháp có kích thước lớn nhất từ trước đến nay với tác phẩm này.

Ra mắt quyển thư pháp khổ lớn về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu - 2

Theo kế hoạch, để kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre sẽ tổ chức nhiều hoạt động như: Hội thảo khoa học quốc tế về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu ngày 28 và 29/6/2022; lễ kỷ niệm được tổ chức vào tối 30/6/2022.

Ngoài ra, tỉnh sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng như: Hội diễn "Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông lần thứ XVIII"; giải Bến Tre Marathon quốc tế năm 2022; thực hiện quyển sách chữ thư pháp khổ lớn về Nguyễn Đình Chiểu; thực hiện phim tài liệu về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu; tổ chức Hội chợ Thương mại - Ẩm thực xứ Dừa năm 2022 và hành trình theo chân cụ Đồ…

Nguyễn Đình Chiểu hay còn được gọi là Cụ đồ Chiểu, tự là Mạch Trạch, Hiệu Trọng Phủ Hối Trai, ông sinh năm 1822 tại Làng Tân Thới, Phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, Tỉnh Gia Định (nay thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) và mất năm 1888 tại Ba Tri (Bến Tre).

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, mặc dù không trực tiếp ra chiến trường nhưng ông vẫn nhiệt tình tham gia vào những phong trào yêu nước, bàn mưu tính kế chống giặc. Ngoài ra, ông còn tích cực sáng tác những bài thơ phục vụ cho kháng chiến, động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.

Sau khi 6 tỉnh Nam Kỳ rơi vào tay giặc, ông chạy về quê vợ ở Cần Giuộc sau đó di dời về Ba Tri – Bến Tre. Tại đây ông tiếp tục dạy học, bốc thuốc và sáng tác phục vụ nhân dân, một lòng trung thành với Tổ Quốc cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.

Thơ văn của ông luôn mang nặng lý tưởng đạo đức nhân nghĩa, giá trị làm người trong cuộc sống từ đó khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân đồng thời ca ngợi những con người sẵn sàng làm việc nghĩa, sẵn sàng hi sinh vì dân, vì nước.

Hầu hết các tác phẩm chính của ông đều được sáng tác bằng chữ Nôm. Tập thơ đầu tiên và cũng là tập thơ nổi tiếng nhất của ông đó chính là tác phẩm “ Lục Vân Tiên” . Đây là tác phẩm rất ý nghĩa và đặc sắc mang đến cho người đọc biết bao bài học thấm thía về đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Ngoài ra ông còn sáng tác một số tác phẩm phản ánh chân thực về thời kỳ đau thương của đất nước và tố cáo tội ác kẻ thù như: Chạy giặc, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,...

Nhớ Trịnh: Ngũ hành… Sơn
Nhớ Trịnh: Ngũ hành… Sơn

Tôi nhớ về Trịnh trong sự tương tác giữa thời gian và Trịnh và âm nhạc bằng cái triết luận Á Đông từ ngàn xưa đọng...

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tấn An

CLIP HOT