Người dân đổ xô đi chợ, sắm lễ vật cúng tạ Thần Đất, Thần Tài

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thông lệ hàng năm, Mùng 10 tháng Giêng là ngày cúng đất, ngày Vía Thổ công (Thần đất). Với người Hoa ở Chợ Lớn, là ngày Vía Thần Tài, cúng lễ cầu xin tài lộc trong năm mới.

Người dân đổ xô đi chợ, sắm lễ vật cúng tạ Thần Đất, Thần Tài - 1

Bộ tam sên gồm thịt heo, tôm luộc, trứng vịt, ngoài ra còn có bánh bò hình thỏi vàng, gạo muối v.v..

Người dân đổ xô đi chợ, sắm lễ vật cúng tạ Thần Đất, Thần Tài - 2

Xôi chè, món không thể thiếu trên mâm cúng lễ; đặc biệt là xôi gấc được đóng sẵn, trông ngon lành, bắt mắt.

Người dân đổ xô đi chợ, sắm lễ vật cúng tạ Thần Đất, Thần Tài - 3

Các món được chuẩn bị sẵn tiện lợi, giá cả cũng không đắt hơn là bao.

Người dân đổ xô đi chợ, sắm lễ vật cúng tạ Thần Đất, Thần Tài - 4

Cá lóc nướng trui, món ngon dân dã người dân Nam bộ thường cúng tạ Thần Đất, Thần Tài vào mỗi dịp cúng lễ.

Lễ vật cúng hôm Mùng 10 khác nhau tùy từng vùng, miền. Người dân Nam Bộ, vào ngày này ngoài hoa quả, trầu cau, vàng mã, bộ tam sên (thịt heo, tôm luộc, trứng vịt) còn có cá lóc nướng...

Còn cúng Thần Tài thì không thể thiếu heo quay, vịt quay; nhất là với dân kinh doanh, làm ăn buôn bán, còn cúng thêm tiền, vàng nhằm cầu xin cho năm mới làm ăn phát tài, may mắn, buôn may bán đắt, nhiều tài lộc…

Người dân đổ xô đi chợ, sắm lễ vật cúng tạ Thần Đất, Thần Tài - 5

Các lễ vật cúng Mùng 10 đều được bày biện, chuẩn bị sẵn, tiện lợi cho người dân mua về, đỡ mất công nấu nướng, chuẩn bị.

Người dân đổ xô đi chợ, sắm lễ vật cúng tạ Thần Đất, Thần Tài - 6

Cầu kì hơn thì có thể mua từng món tươi nguyên đem về chế biến.

Người dân đổ xô đi chợ, sắm lễ vật cúng tạ Thần Đất, Thần Tài - 7

Hoa quả cũng không thể thiếu trên mâm cúng ngày Mùng 10 dù là cúng tạ Thần Đất hay cúng xin tài lộc Thần Tài.

Chuyện xưa kể rằng, trong quá trình lưu lạc nhân gian, Thần Tài bị kẻ gian trộm hết đồ, kể cả quần áo đem đi bán. Không còn gì trên người, Thần phải đi xin ăn và được một cửa hàng bán gà, vịt mời ăn. Từ đó cửa hàng này nườm nượp khách tới lui mua bán, tiền vào như nước.

Đến hôm Mùng 10 Tết, Thần Tài bay về trời. Từ đó, cứ đến ngày này, người Hoa mua sắm lễ vật gồm: heo, vịt quay, bánh trái... về cúng Thần Tài cầu may. Người dân còn kéo nhau đi mua sắm vàng để mong đón tài lộc trong năm mới.

Người dân đổ xô đi chợ, sắm lễ vật cúng tạ Thần Đất, Thần Tài - 8

Chị Ngà đi chợ từ sáng sớm.

Chị Phạm Thị Bích Ngà ở Gò Vấp cho hay, sáng nay Mùng 10, tranh thủ phiên chợ sớm, chị chạy ra mua ít lễ vật, bánh trái về cúng tạ trời đất theo tục lệ ông bà.

"Chủ yếu là cây trái, bó bông; trưa chạy về mua thêm ít đồ mặn, heo quay, cá lóc nữa là bày ra mâm cơm cúng được rồi. Đi chợ giờ cũng tiện, bà con chuẩn bị sẳn, sắp thành từng bộ để mình dễ sắm sửa, cúng lễ, nhanh gọn lẹ đỡ mất thời gian" chị Ngà cho hay.

Người dân đổ xô đi chợ, sắm lễ vật cúng tạ Thần Đất, Thần Tài - 9

Cô Quách Bảo Châu kiểm tra kỹ từng con cá và yêu cầu nướng lại cho vừa ý, cô nói, việc cúng lễ không thể tùy tiện được; mâm cúng phải đầy đủ, cúng lễ phải thành tâm.

Người dân đổ xô đi chợ, sắm lễ vật cúng tạ Thần Đất, Thần Tài - 10

Người dân tranh thủ đi chợ sớm trước giờ đi làm để mua sắm các lễ vật về cúng Thần đất, Thần Tài.

Người dân đổ xô đi chợ, sắm lễ vật cúng tạ Thần Đất, Thần Tài - 11

Cá lóc mình để nguyên con, không cắt đuôi và vây, không ướp gia vị. Cứ thế trở đều trên bếp than cho chín vàng, thơm lựng, chủ tiệm bán cá chia sẻ.

Tại các sạp bán cá lóc nướng tại chỗ cho khách, nằm rải rác trước chợ Bà Điểm Hóc Môn, giá trung bình từ 80.000-150.000 đồng/con, cân nặng từ 800gram - 1,5kg.

Anh Vĩnh An, chủ vựa cá cho hay, năm nay kinh tế khó khăn, bà con ít mua sắm nên đợt này không lấy và trữ hàng nhiều. Sáng giờ lượng cá nướng sẵn bán cho khách mua về vẫn còn kha khá.

Chủ yếu cá cỡ trung bình bán chạy hơn, người dân chuộng mua vì giá mềm và thịt cũng ngọt và mềm ngon hơn.

Người dân đổ xô đi chợ, sắm lễ vật cúng tạ Thần Đất, Thần Tài - 12

“Nói gì nói hôm Mùng 10 bận mấy cũng phải sắm sửa mâm cơm cúng tạ, nhất là phải có cá lóc nướng; cúng ông xong mình còn thưởng thức”, anh Huy Chương ở Hóc Môn vui vẻ nói.

Người dân đổ xô đi chợ, sắm lễ vật cúng tạ Thần Đất, Thần Tài - 13

Sạp cá lóc nướng sẳn của chị Thúy Quyên còn khá nhiều; chị cho hay, năm nay sức mua yếu, lượng khách giảm hơn hẳn so với mọi năm.

Tại các chợ truyền thống, cá lóc nguyên con (còn sống) có giá dao động khoảng 80 – 120 ngàn/kg, tùy kích cỡ. Cá đã nướng đắt hơn đôi chút, nguyên con dao động 200 – 250 ngàn/con lớn (khoảng 2kg), gồm đầy đủ bún, bánh tráng, nước mắm me, rau rợ các loại.

Bà con tiểu thương tại cho cho hay, giá năm nay không tăng hơn với ngày thường, vì nguồn cá lóc nuôi đưa từ miền Tây lên khá nhiều, không lo thiếu hàng bán.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long

CLIP HOT