Liên kết phát triển vùng Tây Nguyên nhanh, bền vững

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đến năm 2030, Tây Nguyên trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn, là điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Chiều ngày 23/6, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ 3. Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ban, ngành và đại diện 5 tỉnh vùng Tây Nguyên.

Hội nghị đã công bố Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Liên kết phát triển vùng Tây Nguyên nhanh, bền vững - 1

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trao quyết định Quy hoạch vùng Tây Nguyên cho lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên.

Quy hoạch nhằm mục tiêu xây dựng Tây Nguyên có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng; phát triển kinh tế nhanh, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên môi trường, gắn với an ninh quốc phòng; tăng cường liên kết vùng với Đông Nam Bộ, các tỉnh khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và các khu vực quốc tế.

Báo cáo tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến nay Hội đồng Điều phối vùng Tây Nguyên đã hoàn thành được 16/25 nhiệm vụ, chiếm 64% số nhiệm vụ được giao.

Đối với 9 nhiệm vụ còn lại, các bộ, địa phương đang khẩn trương triển khai do đây là các nhiệm vụ cần sự nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan liên quan, có thời gian triển khai trong năm tiếp theo.

Liên kết phát triển vùng Tây Nguyên nhanh, bền vững - 2

Quang cảnh hội nghị.

Năm 2023, quy mô kinh tế (GRDP theo giá hiện hành) của toàn vùng đạt 416,5 nghìn tỷ đồng, bằng 4,01% GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 67,58 triệu đồng/người, tăng 15,7% so với năm 2022.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt 3,5% dự toán thu ngân sách nhà nước do Trung ương giao. Tổng vốn FDI đăng ký đạt 1,912 tỷ USD, tăng 11,9% so cùng kỳ 2022. Trong quý I/2024, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 977 doanh nghiệp, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, toàn vùng vẫn còn những mặt hạn chế như GRDP bình quân đầu người của vùng còn thấp; phát triển kinh tế chưa có tính đột phá, các ngành kinh tế trọng điểm đóng góp chưa rõ nét; tăng trưởng về nông nghiệp, lâm nghiệp chưa thật sự bền vững là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp - xây dựng còn thấp, hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có nhiều chuyển biến…

Liên kết phát triển vùng Tây Nguyên nhanh, bền vững - 3Liên kết phát triển vùng Tây Nguyên nhanh, bền vững - 4

Lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên nêu những đề xuất, kiến nghị.

Đặc biệt giai đoạn hiện nay, vùng Tây Nguyên có sự chồng lấn trong quy hoạch quy hoạch thăm dò bô-xít, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khoáng sản, dẫn đến nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời việc xây dựng, phát triển các tuyến cao tốc, hạ tầng giao thông của khu vực còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là về nguồn kinh phí.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng có những đề xuất, kiến nghị cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của Quốc hội, gồm cơ chế, chính sách về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; chính sách về cơ quan chủ quản đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc; quản lý quy hoạch; chính sách thu hút đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng, với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, cùng với sự đồng lòng, quyết tâm, đổi mới, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền và nhân dân thì khả năng bứt phá, vươn lên của Tây Nguyên thời gian tới là rất khả thi. 

Về quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng khẳng định đây là khung pháp lý có tính chất định hướng, thúc đẩy liên kết, tạo động lực mạnh mẽ cho các tỉnh Tây Nguyên phát huy tiềm năng, thế mạnh, phát triển nhanh và bền vững.

Liên kết phát triển vùng Tây Nguyên nhanh, bền vững - 5

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại hội nghị.

Để thực hiện tốt quy hoạch, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh trong khu vực thời gian tới cần đẩy mạnh kết nối hạ tầng giao thông, liên kết phát triển du lịch, phối hợp và chia sẻ trong thu hút đầu tư.

Đồng thời, Phó thủ tướng giao các bộ, ngành có liên quan khẩn trương cùng với địa phương rà soát những bất cập, vướng mắc về quy hoạch, nhất là quy hoạch bô-xít; việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; việc giải ngân, bố trí nguồn vốn đầu tư; việc xây dựng cơ chế đặc thù khẩn trương tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho Tây Nguyên phát triển.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Bảo Hân

CLIP HOT